News from LCDF

5 phương pháp phát triển ý tưởng sinh viên thiết kế không thế bỏ qua

Ảnh 1 (ảnh đại diện bài viết).png

Phát triển ý tưởng là một giai đoạn trong tư duy thiết kế giúp bạn tạo ra các giải pháp nhanh nhất có thể mà không cần phải đánh giá và xác nhận lại những ý tưởng đó. Phát triến ý tưởng là một bước quan trọng trong quá trình làm việc của các nhà thiết kế trước mỗi một dự án mới. Vậy, làm thế nào để bạn có thể nghĩ ra những ý tưởng mới trong một thế giới luôn thay đổi như hiện nay?

Dưới đây là 5 phương pháp phát triển ý tưởng các sinh viên LCDF - Hanoi được học và áp dụng để giúp bản thân có nhiều ý tưởng đồ sộ, bạn tham khảo nhé!

PHƯƠNG PHÁP ĐỘNG NÃO (BRAINSTORM)

Động não (brainstorm) là một cách tuyệt vời để tạo ra nhiều ý tưởng mà chúng ta không thể tạo ra nếu chỉ ngồi xuống với cây bút và tờ giấy. Mục đích của động não là thúc đẩy tư duy tập thể bằng cách tương tác với nhau, lắng nghe và xây dựng dựa trên các ý tưởng khác nhau, từ đó kích hoạt phần sáng tạo trong não của mỗi người. Phương pháp này có thể được sử dụng trong bất kỳ quy trình thiết kế hoặc công việc nào để tạo ý tưởng cho các giải pháp thiết kế, cũng như bất kỳ lúc nào bạn cần tạo ý tưởng cho các công việc, dự án của mình.

Phương pháp động não vẫn là nền tảng của ngành công nghiệp sáng tạo trong nhiều thập kỷ và đã phát triển qua nhiều năm ứng dụng và phát triển. Brainstorm về cơ bản dựa vào một nhóm người cùng với kiến thức và nghiên cứu trước đó của họ để thu thập ý tưởng cho việc giải quyết vấn đề được nêu ra. Nó gợi lên hình ảnh của sự khám phá, suy nghĩ thử nghiệm và những ý tưởng mới lạ, độc đáo.

Ảnh 2.jpeg

Nguồn ảnh: Atyschool

Động não kích thích việc xây dựng các ý tưởng bằng một quá trình liên kết, trong đó chúng ta nắm bắt được những khái niệm nổi bật nhất và tiếp tục xây dựng những ý tưởng tiếp theo từ đây. Tâm trí của chúng ta có tính liên tưởng cao, một suy nghĩ sẽ dễ dàng kích hoạt và gợi lên một suy nghĩ khác. Khi chúng ta tham khảo, sử dụng suy nghĩ của người khác, những điều này sẽ giúp chúng ta không bị mắc kẹt trong cấu trúc suy nghĩ của chính mình và có thể tìm được những ý tưởng sáng tạo vượt ra khỏi “lối mòn" tư duy.

CÁC BẢN VẼ PHÁC THẢO THU NHỎ (THUMBNAIL SKETCHING)

Thumbnail Sketching là một quá trình phác thảo các hình vẽ thu nhỏ mà không cần đi sâu vào chi tiết, từ đó có thể ghi lại càng nhiều ý tưởng càng tốt. Các nghệ sĩ cũng như các nhà thiết kế thường sử dụng phương pháp này để xem trước tác phẩm nghệ thuật hay thiết kế của họ trông như thế nào trước khi họ thực sự bắt tay vào thực hiện. Mục đích là phác thảo từng bước và cải thiện một số khía cạnh nếu cần thiết để đạt được bức tranh tổng thể và sản phẩm cuối cùng. Trong tư duy thiết kế, vẽ phác thảo giúp tăng cường khả năng sáng tạo và giúp phát triển các ý tưởng khác với những ý tưởng mà một lần brainstorm dựa trên từ ngữ có thể tạo ra.

Ảnh 3.jpg

Hình ảnh trong sketchbook của sinh viên thiết kế nội thất và kiến trúc Vũ Minh Hiền (LCDF Hà Nội)

Mặc dù vẽ không phải là một công cụ giao tiếp phổ biến, nhưng nó giúp ích nhiều trong việc khám phá các ý tưởng, hiểu dự án và kể chuyện. Thumbnail Sketching đề cao tính sáng tạo, chuyển đổi ý tưởng nhanh chóng thành hình ảnh chứ không chú trọng vào chất lượng nghệ thuật của bản vẽ. Vẽ, thậm chí là những bản phác thảo thô, giúp cải thiện khả năng sáng tạo và do đó là một cách tốt để hình thành các khái niệm và thực hiện tư duy thiết kế. Chúng ta sẽ phác thảo những gì lướt qua tâm trí mình, sau đó bằng cách thực sự hình dung ý tưởng của mình, ta có thể nghĩ ra các phương án thay thế, vẽ chúng thành hình ảnh…

Ảnh 4.jpg

Hình ảnh trong sketchbook của sinh viên thiết kế nội thất và kiến trúc Vũ Minh Hiền (LCDF Hà Nội)

Mục đích của quá trình này là khám phá rất nhiều ý tưởng khác nhau, thay vì tập trung vào các chi tiết của một khía cạnh cụ thể. Mọi người đều có thể sử dụng phương pháp Phác thảo hình thu nhỏ, ngay cả những người có kỹ năng vẽ kém. Phương pháp này có nhiều ưu điểm: nó giúp ta nhanh chóng nảy ra ý tưởng và có được những “suy nghĩ vượt trội”, khuyến khích chia sẻ ý tưởng và giúp giới thiệu các cải tiến trong quy trình lặp đi lặp lại.

SƠ ĐỒ TƯ DUY (MIND MAP)

Sơ đồ tư duy được sử dụng để sắp xếp thông tin một cách trực quan cho bất cứ ai sử dụng nó. Quá trình hình thành sơ đồ tư duy liên quan đến việc viết ra một chủ đề trọng tâm và đưa ra những ý tưởng mới và có liên quan tách ra từ ý tưởng trung tâm đó. Ý tưởng duy nhất ở trung tâm thường được thể hiện dưới hình dạng của một hình ảnh được vẽ ở giữa một trang ngang trống, với các ý tưởng, thông tin như từ ngữ, hình ảnh, sự kiện, số liệu, khái niệm hoặc các phần của từ được liên kết và thêm vào khi chúng được nghĩ ra sau đó. Sơ đồ tư duy sử dụng lối tư duy phân nhánh theo các hướng khác nhau từ một ý tưởng duy nhất. Các nhánh có thể bắt đầu từ ý tưởng trung tâm hoặc hướng về ý tưởng chính ấy. Điều này trái ngược với “tư duy tuyến tính” theo các bước liên tiếp nhau. Mục tiêu của sơ đồ tư duy là tập trung sự chú ý, tiếp thu và đóng khung kiến thức để có thể chia sẻ các khái niệm và ý tưởng.

Ảnh 5.png

Sơ đồ tư duy của sinh viên chương trình Dự bị đại học các ngành thiết kế LCDF-Hanoi

Một sơ đồ tư duy được thực hiện đúng cách rất dễ xem lại vì nó có thể giúp chúng ta thường xuyên làm mới thông tin trong đầu chỉ bằng một cái nhìn lướt qua. Sơ đồ tư duy sẽ mô tả “hình dạng” của chủ đề, ý nghĩa so sánh của các nhánh riêng lẻ và cách thức các sự kiện được kết nối với nhau. Ghi nhớ cấu trúc và hình dạng của sơ đồ tư duy có thể cung cấp các gợi ý giúp ghi nhớ thông tin trong sơ đồ.

Ảnh 6.jpg

Tác phẩm của Đặng Thu Ngân - sinh viên LCDF - Hanoi

Sơ đồ tư duy hiện đang được sử dụng bởi hàng triệu người trên toàn cầu. Phương pháp hình thành ý tưởng này sẽ ngày càng phổ biến và tiếp tục được sử dụng trong nhiều năm tới.

TƯ DUY ĐẢO NGƯỢC (REVERSE THINKING)

Tư duy đảo ngược giúp chúng ta giải quyết vấn đề bằng cách kết hợp các kỹ thuật động não và đảo ngược. Bằng cách kết hợp các kỹ thuật này, chúng ta có thể mở rộng việc sử dụng brainstorm để hình thành nên những ý tưởng sáng tạo hơn nữa.

Thay vì suy nghĩ về các giải pháp trực tiếp cho một vấn đề, tư duy đảo ngược hoạt động bằng cách xác định những cách bạn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm vấn đề. Sau đó, bạn đảo ngược những ý tưởng này để tìm ra giải pháp mà bạn chưa từng nghĩ đến trước đây.

Tư duy đảo ngược là một kỹ thuật tốt để thử khi khó xác định các giải pháp cho vấn đề một cách trực tiếp. Nó thường là một quy trình hấp dẫn và có thể làm nổi bật các lỗi tiềm ẩn trong một quy trình hoặc sản phẩm.

Ảnh 7.jpeg

Nguồn ảnh: Ramonamills

Để sử dụng kỹ thuật này, chúng ta bắt đầu với một trong hai câu hỏi đảo ngược: Thay vì hỏi "Làm cách nào để giải quyết hoặc ngăn chặn vấn đề này?", chúng ta sẽ hỏi "Tôi gây ra vấn đề này như nào?"; thay vì hỏi "Làm thế nào để tôi đạt được những kết quả này?", chúng ta sẽ hỏi "Làm thế nào tôi có thể đạt được hiệu quả ngược lại?" Sau đó, brainstorm các câu trả lời để tạo ra các ý tưởng giải pháp ngược lại. Khi chúng ta đã brainstorm tất cả các ý tưởng để tạo ra vấn đề, chúng ta sẽ đảo ngược chúng thành các ý tưởng giải pháp cho vấn đề hoặc thách thức ban đầu. Cuối cùng, bằng việc đánh giá những ý tưởng giải pháp này, chúng ta có thể thấy một giải pháp tiềm năng hoặc các thuộc tính của một giải pháp tiềm năng cho vấn đề gốc.

BẢNG TÂM TRẠNG (MOOD BOARDS/CONCEPT BOARDS)

Bảng tâm trạng (hoặc bảng cảm hứng) là một ảnh ghép vật lý hoặc kỹ thuật số của các ý tưởng thường được sử dụng trong các lĩnh vực như thiết kế nội thất, thời trang và thiết kế đồ họa.

Trong khi nhiều người cho rằng bảng tâm trạng chỉ cần thiết cho các dự án như trang trí nội thất và tổ chức đám cưới, nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực khác nhau cũng dùng bảng tâm trạng như điểm đến đầu tiên của họ cho bất kỳ dự án lớn nào. Trên thực tế, không chỉ là một bộ sưu tập các bức ảnh hấp dẫn, bảng tâm trạng đóng vai trò là bước chuyển đổi cơ bản giữa suy nghĩ ban đầu và bản nháp đầu tiên của tác giả.

Ảnh 8.jpg

Tác phẩm của sinh viên thiết kế nội thất Aung Thurein Latt và Phan Anh Dũng

Bảng tâm trạng có hiệu quả trong việc thiết lập bối cảnh, chỉ đạo các hoạt động và sắp xếp các sản phẩm phụ bằng cách thiết lập một điểm tham chiếu. Khi dự án ban đầu đã được bắt đầu, việc tạo bảng tâm trạng sẽ giúp bạn thiết lập những điều cơ bản về kết quả cuối cùng lý tưởng có thể trông như thế nào.

Ảnh 9.jpg

Tác phẩm sinh viên Nguyễn Minh Châu và Đoàn Văn Nghĩa

Mặc dù nhiều người cho rằng bảng tâm trạng được sử dụng làm nguồn cảm hứng trực quan cho các dự án sáng tạo, chúng cũng có thể được sử dụng cho những việc như phân tích đối thủ cạnh tranh. Đôi khi, việc tạo một vài bảng tâm trạng làm nổi bật các yếu tố khác nhau của dự án thậm chí còn có ích để bạn có thể cung cấp một cảnh quan trực quan, tổng thể trước khi bắt đầu.

Những phương pháp lên ý tưởng này thật thú vị và hữu ích phải không? Hy vọng rằng các bạn sẽ có thể áp dụng những phương pháp này vào việc học tập cũng như công việc một cách hiệu quả, để có thể sớm chinh phục được ước mơ trở thành một nhà thiết kế xuất sắc!

LCDF - Hanoi