News from LCDF

Vì sao nhà thiết kế nội thất giỏi cần biết giao tiếp với khách hàng?

ĐIỀU KHÁCH HÀNG NÓI RA.jpg

“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” không chỉ là binh pháp Tôn tử trong chiến đấu mà còn là chìa khóa thành công trong mọi lĩnh vực.

Giao tiếp ở đây là cách truyền đạt, diễn giải và đặc biệt là đặt câu hỏi đúng để khách hàng chia sẻ thật chi tiết. Từ đó, nhà thiết kế nội thất sẽ vẽ ra được một bức tranh rõ ràng về thói quen, sở thích, hành vi của khách để đưa ra được một bản thiết kế đáp ứng trúng gu của khách. Đây là quá trình thu thập data – phân tích – đưa ra hành động.

young-couple-discussing-wall-color-new-apartment-with-interior-designer-top-view_274689-18753.jpg

Thiết kế nội thất là công việc cần có sự trao đổi rất nhiều với khách hàng.

Trong sự kiện tọa đàm về ngành thiết kế ở Học viện Thiết kế và thời trang London, cựu Giám đốc điều hành, Công ty quảng cáo Saatchi&Saachi Việt Nam Hoàng Đạo Hiệp đã đưa yếu tố “Hiểu tâm lý khách hàng” lên đầu tiên trong quy trình làm việc của nhà thiết kế. Ông cho biết, điều khách nói ra chỉ là 1 phần nhỏ nổi lên của tảng băng, nhà thiết kế phải làm sao để hiểu được phần chìm rất lớn phía dưới.

ĐIỀU KHÁCH HÀNG NÓI RA.jpg

Có những khách hàng thậm chí còn không biết mình muốn gì hoặc biết nhưng diễn đạt sai nên nhà thiết kế lại càng cần biết đặt câu hỏi, khơi gợi.

Nhà thiết kế nội thất giỏi, biết giao tiếp sẽ truyền đạt ý tưởng một cách dễ hiểu cho khách hàng, tránh mâu thuẫn, hiểu lầm.

Trong chuyến đi thực tế tới Công ty thiết kế nội thất và kiến trúc Pháp Việt tại Hà Nội, các sinh viên cũng được các chuyên gia ở đây nhấn mạnh, nhà thiết kế nội thất nhất thiết phải biết giao tiếp vì nhiều khách hàng biết diễn đạt, không rành các thuật ngữ chuyên môn và quy trình làm việc của nhà thiết kế dẫn tới nhiều hiểu lầm. Nhà thiết kế nội thất cần làm sao để hai bên có cùng ngôn ngữ.

giM7e.jpg

Nhà thiết kế làm việc với các bảng màu, mã màu cụ thể trong khi khách hàng chỉ biết mô tả “xanh nhạt”, “đỏ đậm” hoặc “hơi hơi vàng”…

Có nhiều trường hợp khách yêu cầu thay đổi một chi tiết sau khi dự án đã bắt đầu thi công và họ nghĩ đó là sự can thiệp rất đơn giản (Ví dụ: vị trí đặt bếp), nhưng dưới góc nhìn trong nghề điều đó là bất khả thi vì nó sẽ làm thay đổi hàng loạt chi tiết, bố cục trong phòng. Đây chính là lúc nhà thiết kế phải vận dụng khả năng giao tiếp để thuyết phục cho khách hiểu.

Làm thế nào để trở thành nhà thiết kế nội thất giỏi giao tiếp?

Biết cách đặt câu hỏi đúng: bạn cần chuẩn bị hệ thống các câu hỏi cố định để lấy được các thông tin cơ bản nhất về nhu cầu của khách. Có những câu hỏi rất cơ bản như “Ngân sách của anh là bao nhiêu?”, “Anh có thể cho tôi xem ảnh phong cách thiết kế mà anh thích?”…

Biết lắng nghe: biết lắng nghe bạn có thể phát hiện ra những chi tiết rất nhỏ mà khách hàng không nghĩ đó là quan trọng nhưng lại có ảnh hưởng tới thiết kế. Ví dụ: khi thiết kế bếp, nếu biết người phụ nữ trong gia đình vốn thấp bé, nhà thiết kế phải điều chỉnh nội thất tủ bếp ở độ cao vừa phải hoặc nếu biết có người bị dị ứng với chất liệu như lông, bụi, nhà thiết kế sẽ cần chọn lọc nội thất, vật liệu phù hợp tránh bám bụi.

image021.png

Trong bản thiết kế triển lãm tò he, sinh viên Thiết kế Nội thất LCDF - Hanoi đã trò chuyện với khách tham quan tiềm năng trước đó và biết họ có nhiều kỷ niệm gắn với tò he, từ đó Nhà thiết kế đã đặt các bộ thu – phát âm thanh để khách có thể ghi âm lại chia sẻ của mình khi dự triển lãm.

Tránh dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn: Ví dụ: Thay vì nói “Tôi sẽ thiết kế phòng khách này theo phong cách minimalism và colour block”, nhà thiết kế nội thất hãy nói đơn giản “Tôi sẽ thiết kế phòng khách này theo phong cách tối giản với các mảng màu khối”.

Kiềm chế cảm xúc: Vì đứng ở các góc nhìn khác nhau, đôi khi nhà thiết kế nội thất có thể tức điên vì những yêu cầu vô lý của khách hàng, họ cảm thấy khách thật ngốc nghếch và bắt đầu lớn tiếng chê bai trình độ của khách. Hãy thử đặt mình vào vị trí của khách để phân tích, bạn sẽ có được sự đồng cảm và đưa ra cách giải quyết.

62416ecb16feb6abcd0d5ffd499f3485.jpg

Những rắc rối giữa nhà thiết kế và khách hàng là chủ đề hài hước muôn thuở.

Nếu theo học chuyên ngành Thiết kế Nội thất và Kiến trúc tại Học viện Thiết kế và thời trang London, sinh viên được trực tiếp làm các đề án thực tế trong mỗi kỳ học, đồng thời liên tục tham gia các hoạt động trải nghiệm như thăm công ty kiến trúc nội thất, nhà máy sản xuất nội thất… Vì không chỉ dựa vào kiến thức sách vở nên khi ra trường đi làm, hầu hết các nhà thiết kế nội thất LCDF-Hanoi đều tránh được sự lúng túng khi làm việc với khách hàng.