News from LCDF

Thiết kế là gì? Nếu nghĩ đó là tự do sáng tạo thì bạn đã nhầm

image011.jpg

Thiết kế là gì? Tìm ra được một định nghĩa thống nhất về thiết kế không hề dễ như trong toán học, khoa học. Ngành thiết kế có thể được hiểu theo rất nhiều cách, qua những câu nói cô đọng như như: “Thiết kế là việc tìm ra các vấn đề và cách để giải quyết chúng” (Scholar Bryan), “Chức năng của thiết kế là làm cho thiết kế có chức năng” (Micha Commeren), “Thiết kế là trung gian giữa thông tin và sự thấu hiểu” (Hans Hoffman), “Thiết kế là nơi khoa học và nghệ thuật giao thoa” – Robin Mathew…

aaa.jpg

Thiết kế bản chất là đi giải quyết vấn đề” – Susan Brinson.

Có nhiều lĩnh vực thiết kế như: thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất, kiến trúc hoặc thiết kế phần mềm, tạo dáng công nghiệp…Tuy nhiên có thể thấy điểm chung của chúng đều là tạo ra những sản phẩm hữu ích, có mục đích công năng cụ thể và phải có tính thẩm mỹ. Nhà thiết kế luôn phải nghiên cứu rất kỹ để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo mà lại thực tế chứ không phải sáng tạo hoang đường.

Ngắm loạt tác phẩm của các nhà thiết kế từ LCDF Hà Nội để hiểu hơn “thiết kế là gì” và cách họ giải quyết vấn đề khi thiết kế nhé!

image003.jpg

Để vừa giữ được phong cách truyền thống, cổ xưa nhưng vẫn tạo sự trẻ trung, bắt mắt, giải pháp mà sinh viên Thiết kế đồ họa Lê Thái Phượng Nhi đưa ra khi làm bìa cho cuốn sách Việt Nam – “Tự truyện những dải đất” là sử dụng hình vẽ như họa tiết điêu khắc trống đồng, nét vẽ mộc mạc cổ kính nhưng vẫn có màu sắc tươi tắn để sách không tạo cảm giác cũ kỹ.

image005.jpg

Tông màu cũng được lựa chọn có chủ đích, các màu đại diện cho 5 nguyên tố trong tự nhiên: nước, rừng, đất, ánh sáng, khoáng sản – yếu tố tạo nên thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp.

image007.jpg

Các Nhà thiết kế luôn phải đặt câu hỏi đối tượng sử dụng sản phẩm là ai, nghiên cứu thói quen, sở thích của họ. Với thiết kế bìa sách Từ Thức gặp Tiên hướng tới đối tượng người đọc trẻ, tác giả chọn thiết kế sách hình vuông chứ không phải hình chữ nhật truyền thống để tạo sự mới mẻ, gam màu tím – hồng – cam pastel dịu nhẹ và nét vẽ tròn trịa đáng yêu rất phù hợp với gu thẩm mỹ giới trẻ. Tím là tone màu chủ đạo vì nó vốn mang lại cảm giác thần tiên, kỳ ảo. Tuy trẻ trung nhưng bìa sách vẫn có hơi hướng cổ tích nhờ phông chữ phù hợp.

241208383_4376113155814253_3939362950363526956_n.jpg

Làm thế nào để có một bức tranh đậm chất Hà Nội xưa nhưng lại toát lên không khí hiện đại, vội vã của Hà Nội nay? Giải pháp ở đây là sự kết hợp giữa màu sắc, hình họa đặc trưng của tranh đông hồ với phong cách vẽ hiện đại. Tác phẩm “Hà Nội không vội được đâu” của sinh viên Thiết kế đồ họa Nguyễn Thanh Phong đã được tham gia triển lãm “Hà Nội là” của Unesco.

image011.jpg

Thiết kế là sự kết hợp giữa khoa học và mỹ thuật, điều đó được thể hiện trong dự án bộ ghép hình của Nhà thiết kế đồ họa Vân Anh. Mục đích của bộ sản phẩm này là kích thích khả năng tưởng tượng, sáng tạo của người chơi.

image017.jpg

Tương tự, Nhà thiết kế đồ họa tốt nghiệp Vũ Anh tạo nên bộ thước thông minh với mục đích đưa ra giải pháp đánh thức năng lực sáng tạo, khả năng thẩm mỹ tiềm ẩn ở mỗi người.

Vô số hình họa độc đáo được tạo nên từ bộ thước này. Nhà thiết kế cũng giải quyết vấn đề nhiều người thích vẽ, thích sáng tạo nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Thay vì dùng những bộ thước có khuôn hình hoa lá, vuông tròn cố định, các hình khối trong bộ thước này có thể mang tới những hình vẽ đặc biệt mới lạ.

image019.jpg

Với thiết kế nội thất, thiết kế tốt không chỉ là đẹp mà phải phù hợp với thói quen sinh hoạt, tiện lợi nhất cho người dùng. Sinh viên thiết kế nội thất Nguyễn Công Đăng Minh phải tìm ra giải pháp thiết kế một căn hộ nhỏ dưới 30m2 cho khách hàng là một sinh viên, nghệ sĩ 21 tuổi mong muốn có không gian làm việc tập trung, không bị phân tán. Nhà thiết kế nội thất tương lai đã tận dụng không gian bằng cách thêm gác lửng và dùng giường gấp thông minh.

image021.jpg

Khách hàng là một người thích màu tối, sự cổ điển nên không gian được sử dụng là gam màu gỗ - xám – đen chủ đạo. Khu vực làm việc đặt gọn trong một góc vừa khít và tối giản để tránh bị phân tán khi làm việc.

image023.jpg

Hãy đến triển lãm tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam vì ở đây “Em Thúy” (bức tranh nổi tiếng của họa sĩ Trần Văn Cẩn) đang rất… cô đơn – Một chiếc thiệp mời vừa hài hước vừa đậm chất bảo tàng đến từ sinh viên thiết kế đồ họa Xuân Anh. Đây là một trong những giải pháp của sinh viên LCDF-Hà Nội trước yêu cầu làm thiết kế đồ họa truyền thông cho sự kiện của Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

image027.jpg

Người Việt và đặc biệt nhiều người trẻ còn chưa có thói quen hoặc sự quan tâm tới các bảo tàng. Sinh viên thiết kế đồ họa LCDF- Hà Nội đã tạo nên những áp phích, thư mời, clip quảng bá gây tò mò, xen kẽ yếu tố truyền thống và hiện đại. Điển hình là bức tranh“Hai thiếu nữ và em bé” nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân - được thêm ly trà sữa cho hợp mốt.

image031.jpg

Những chiếc khay treo lơ lửng trên trần là ý tưởng của sinh viên thiết kế nội thất Vũ Minh Hiền cho triển lãm về tò he. Mục đích của chúng không chỉ để trang trí cho lạ mắt mà còn khiến người tham quan “giảm tốc độ”, có nhiều thời gian dừng chân quan sát vật phẩm.

239474844_4261521287273441_2391738128215068092_n.jpg

237948271_4261521253940111_2891926188388465594_n.jpg

Thiết kế một thư viện kiêm phòng sinh hoạt của sinh viên thiết kế nội thất Phương Thảo. Khu vực đọc sách, thư giãn được xen kẽ với chủ đích làm không gian trở nên vui mắt và đa năng hơn thay vì sự nhàm tẻ của thư viện truyền thống.

image035.jpg

Thiết kế phải truyền tải thông điệp, có mục đích và đẹp. Nhìn vào tác phẩm sinh viên thiết kế nội thất và kiến trúc Phương Thảo cho thấy một triển lãm ẩm thực của các sinh viên quốc tế, có thể thấy rõ sự đa dạng về món ăn trong sự kiện. Thiết kế bắt mắt nhờ cách lồng ghép thông minh giữa hình ảnh “nổi lẩu” và gương mặt cười.

image037.jpg

Nhà thiết kế không chỉ có mắt thẩm mỹ mà còn cả sự thông minh. Sự thông minh đó thể hiện ở cách giải quyết vấn đề. Với thời trang, đó là những cách xử lý phom dáng trang phục cho phù hợp với từng người mặc hoặc cách cắt rập, xử lý chất liệu vải. Để tạo ra chất liệu mới mà không tiêu phí nhiều phụ liệu hay tạo ra chất thải gây hại môi trường, Nhà thiết kế thời trang Vũ Tá Linh đã rất thành công với phương pháp thủ công như chần, đột, rút sợi.

148086359_3715179948574247_3376943757455208124_n.jpg

Thiết kế lấy cảm hứng từ vẻ đẹp bí ẩn từ đại dương của sinh viên thiết kế thời trang Phạm Hương Trà. Để có thể làm ra thiết kế thực long lanh như bản vẽ, Nhà thiết kế đã phải tính toán nhiều giải pháp, kết hợp các công đoạn xử lý như in nhuộm, xếp ly, cuốn thép, thậm chí gắn sợi quang và đèn led để chiếc váy tạo được hiệu ứng lấp lánh.

DSC_7300_1.jpg

Một thử nghiệm sáng tạo chất liệu vải của sinh viên LCDF-Hà Nội trong quá trình tìm ra chất liệu, cách trang trí phù hợp cho thiết kế.

Hi vọng qua những ví dụ ở trên, bạn có thể hiểu rõ hơn thiết kế là gì và dụng ý trong mỗi tác phẩm của nhà thiết kế. Đây là một ngành cần năng khiếu nhưng quan trọng hơn cả vẫn là sự luyện rèn kỹ năng thực hành và nghiên cứu thì mới có thể giải được các bài toán về nhu cầu của con người trong cuộc sống.

LCDF-Hanoi