News from LCDF

Chuẩn bị hồ sơ nghệ thuật du học - tấm vé vàng tới các trường thiết kế danh tiếng

9. thu-vien-lcdf-2-(9).jpg

Các học sinh Việt Nam vừa có dịp gặp gỡ với giảng viên Xavier Pick về những kinh nghiệm Hồ sơ nghệ thuật thành công cho các ngành thiết kế tại buổi tọa đàm Bí quyết chuẩn bị Hồ sơ nghệ thuật du học (portfolio) vừa qua.

Ông Xavier Pick là một nghệ sĩ vẽ minh họa nổi tiếng nhiều lần xuất hiện trên truyền thông Anh quốc. Trong vai trò một người từng thẩm định rất nhiều hồ sơ nghệ thuật ngành thiết kế, ông Xavier Pick đã chắt lọc ra những điều mà sinh viên cần lưu ý khi làm portfolio.

Final Portfolio 0212_1.mp4

Thầy Xavier Pick tại buổi nói chuyện với các học sinh Việt nam về chuẩn bị hồ sơ nghệ thuật

Chuẩn bị hồ sơ nghệ thuật portfolio là một quá trình

Nhiều sinh viên chú trọng khoe các hình ảnh tác phẩm đã hoàn chỉnh, đẹp long lanh mà quên mất rằng chính những hình ảnh hậu trường ghi lại các bước thiết kế mới mang lại nhiều thông tin cho ban xét tuyển.

Hồ sơ nghệ thuật tốt phải thể hiện được quá trình tạo nên tác phẩm: từ khâu nghiên cứu, lên ý tưởng cho tới các bước thực thi sản phẩm. “Đôi khi những hình vẽ phác thảo nguệch ngoạc ban đầu lại được đánh giá cao”.

Creative Mindmap _ Conceptual Foundation .png

Quá trình thực hiện tác phẩm nên được đưa vào trong hồ sơ nghệ thuật, kèm theo tác phẩm hoàn chỉnh

Medieval Art Critique (11 Oct 2021 at 22_29).png

Hội đồng xét tuyển thường rất hứng thú khi được xem sketchbook của sinh viên để biết họ đã nghiên cứu, thực hành ra sao.

Ý tưởng phải thật Wow

Một porfolio ấn tượng phải có ý tưởng sáng tạo, giải pháp đặc biệt khiến hội đồng xét tuyển phải bất ngờ, trầm trồ. Ý tưởng chính là điểm nhấn thứ hai mà chuyên gia Anh quốc đề cập.

“Hồ sơ nghệ thuật phải kể được câu chuyện của bạn, có ý tưởng, giải pháp độc đáo khiến người xem phải Wow. Đôi khi có thể bức vẽ chưa hoàn thiện hoặc kỹ năng còn thiếu khuyết nhưng người xem sẽ dựa vào các ý tưởng của một portfolio để đánh giá tiềm năng, tương lai phát triển của sinh viên”.

z2994691115403_94dac5c2bb12e6e4f1bacb072f37f864.jpg

Phong cách cá nhân rõ nét

Mỗi năm, những trường thiết kế quốc tế có uy tín trên thế giới có thể nhận và thẩm định hàng ngàn hồ sơ nghệ thuật. Để không bị mờ nhạt trong số đó, các sinh viên được khuyến khích thể hiện rõ dấu ấn cá nhân, cá tính riêng qua portfolio. Sự độc đáo khác biệt đó thể được trình bày bằng tác phẩm, hình ảnh, cách sắp xếp hay giọng văn mô tả, câu chuyện, chú thích về tác phẩm.

bi quyet lam ho so nghe thuat portfolio (5).jpg

Một portfolio thể hiện rõ style cá nhân và cách sắp xếp có nhịp điệu.

Thể hiện rõ đam mê

Không phải hồ sơ nghệ thuật dày, nhiều trang mới thể hiện đam mê. Dù chỉ 10-15 trang, người xem vẫn có thể cảm nhận được nhiệt huyết của nhà thiết kế.

Ví dụ với ngành vẽ minh họa, những portfolio nào cho thấy sinh viên có sự tìm tòi chất liệu mới, thử nghiệm nhiều cách thể hiện nội dung thay vì những phương pháp minh họa truyền thống thường sẽ rất được đánh giá cao. Chuyên gia lý giải: “Đam mê và sự tò mò giúp chúng ta tốt hơn, thử nghiệm những điều chưa từng thấy. Đó là điều mà các thầy cô muốn thấy ở hồ sơ nghệ thuật”.

bi quyet lam ho so nghe thuat portfolio (9).jpg

Ví dụ về một trang portfolio khiến các chuyên gia cảm nhận được niềm say mê của sinh viên. Việc bạn lựa chọn vẽ gì, dù là chi tiết nhỏ nhất cũng sẽ nói lên được nhiều thứ. (Nguồn: Arts University Bourneumouth)

NTK Đàm Tiến Cường LCDF Hanoi (2).jpg

Portfolio của sinh viên thiết kế thời trang Đàm Tiến Cường

Có sự logic, phân cấp bố cục khi trình bày

Có hai lưu ý khi trình bày portfolio, thứ nhất nội dung được sắp xếp logic theo xâu chuỗi từ đầu tới cuối, có sự liên quan tới nhau. Thứ hai là về bố cục sắp xếp nội dung: hình ảnh cần theo hệ thống lưới, có hàng lối, phân cấp chính – phụ và sẽ càng hiệu quả hơn nếu có cả nhịp điệu trong đó.

bi quyet lam ho so nghe thuat portfolio (13).jpg

Có những sinh viên tập hợp nhiều dự án của họ vào một trang portfolio và đó cũng là một cách đáng thử. (Nguồn: Arts University Bourneumouth)

Chất lượng hơn số lượng

Thầy Xavier Pick nhấn mạnh yếu tố “ít nhưng chất”. Các portfolio ngành nghệ thuật và thiết kế thường dưới 20 trang, có nơi chỉ yêu cầu từ 8-10 trang và thậm chí sẽ từ chối nếu hồ sơ nghệ thuật quá dài. Lời khuyên ở đây là đừng cố thêm thắt nhiều tác phẩm dự án mà bạn không tâm đắc lắm chỉ để lấp đầy số lượng. Đôi khi những sản phẩm nhạt nhòa có thể còn làm bạn mất điểm.

bi quyet lam ho so nghe thuat portfolio (8).jpg

Lỗi cố nhồi nhét số lượng mà một trong bốn điều được chuyên gia nhấn mạnh.

Nếu bạn muốn du học ngành thiết kế nhưng chưa có tác phẩm để đưa vào portfolio hoặc còn thiếu kỹ năng cơ bản, băn khoăn chọn ngành, muốn trải nghiệm thêm các bộ môn thiết kế, chương trình Dự bị đại học các chuyên ngành thiết kế tại LCDF-Hanoi sẽ là một lựa chọn giúp giải quyết trọn vẹn các vướng mắc này.

Tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo Dự bị đại học ngành thiết kế: http://www.designstudies.vn/vi/courses/undergraduate-courses/international-design-foundation/