News from LCDF

Sinh viên thiết kế, học thế nào để ra trường đi làm không ngơ ngơ vì "Công việc không giống sách dạy"

Học là những chuyến đi (7).jpg

Tốt nghiệp đại học xong khi đi làm sợ nhất là kiểu kiến thức thày dạy một đằng, công việc thì yêu cầu một kiểu “chả giống trong sách”. Với khối ngành yêu cầu sản phẩm thực tế như ngành thiết kế (thời trang, đồ họa, nội thất), tình trạng ra trường chỉ biết vẽ vời, dùng phần mềm lại càng phổ biến.

Để sinh viên có được kiến thức thực tế và ra trường tự tin đi làm luôn, Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội luôn chú trọng các hoạt động trải nghiệm thực tế và thực tập doanh nghiệp. Hãy xem các bạn ấy đã được đi những đâu nhé!

Tham quan doanh nghiệp, nhà máy sản xuất

Không chỉ là vẽ trên giấy hay trên máy, nhà thiết kế luôn cần có đủ kiến thức hiện thực hóa sản phẩm của mình. Ngoài đầu óc sáng tạo, họ phải biết trực tiếp sản xuất hoặc nắm được quy trình sản xuất. Đó cũng là lý do sinh viên LCDF-Hanoi liên tục được tới đi thăm các công xưởng sản xuất và doanh nghiệp.

Học là những chuyến đi (5).jpg

Sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa tìm hiểu các phương pháp in ấn, từ đó chọn màu, chọn chất liệu in phù hợp.

Hoc La Nhung Chuyen Di.jpg

Sinh viên ngành Nội thất và Kiến trúc lắng nghe kinh nghiệm của Nhà thiết kế người Anh từ công ty Kiến trúc Pháp Việt

Học là những chuyến đi (1).jpg

Các sinh viên “mục sở thị” xưởng sản xuất nội thất ở Hưng Yên

Học là những chuyến đi (7).jpg

Sinh viên ngành Thiết kế thời trang thực tập doanh nghiệp

Đi tìm hiểu về chất liệu thiết kế

Một phần lớn trong công việc của nhà thiết kế là tạo ra những sản phẩm hữu hình như một chiết váy, bìa sách hay món đồ nội thất nào đó. Vì thế, việc hiểu về chất liệu là cực kỳ quan trọng.

Thăm chợ vải là hoạt động thường xuyên của sinh viên Thiết kế thời trang LCDF-Hanoi. “Trong đợt thực tế chợ vải gần đây nhất, chúng mình được yêu cầu phải nghiên cứu 10 mẫu vải dạ hội các loại. Khi tới từng cửa hàng, thầy cô sẽ giúp sinh viên nhặt từng mẫu vừa giới thiệu vừa đưa ra thông tin như đặc tính, cấu tạo của từng loại vải hay vải đó phù hợp để may các phom dáng gì” – Sinh viên Trần Quỳnh Nhi chia sẻ.

Thậm chí, khu tập kết phế liệu cũng từng là điểm đến của cả thầy và trò chuyên ngành Thiết kế Nội thất & Kiến trúc để chuẩn bị cho dự án thiết kế đồ nội thất từ nguyên liệu tái chế. Bằng những gì đã được học và óc sáng tạo, kết quả cho buổi “đào bới” đó là những chiếc đèn đặc biệt mà bạn không thể mua ở bất cứ đâu như dưới đây:

Học là những chuyến đi (8).jpg

Quá trình tìm kiếm khiến sinh viên nảy ra nhiều ý tưởng vì thiết kế còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu mà họ tìm được.

Học là những chuyến đi (1).png

Một tác phẩm của sinh viên Đỗ Mỹ Linh từ ống nước kim loại, chụp đèn cũ.

Các chuyến đi dã ngoại lấy nguồn cảm hứng sáng tác

Xem phim, đọc sách, trò chuyện và đặc biệt du lịch luôn là cách hiệu quả để thêm ý tưởng, và nguồn cảm hứng. Với các Nhà thiết kế - một công việc luôn cần sự sáng tạo, khi đi nhiều nơi, thấy nhiều điều hay, họ sẽ có được trải nghiệm, cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống để từ đó đưa vào các thiết kế dù là thời trang, đồ họa hay nội thất.

Sinh viên Thiết kế thời trang tại Mai Châu

Sinh viên LCDF-Hanoi với khung cửi dệt vải thổ cẩm truyền thống

Là nơi tạo ra những nhà thiết kế tương lai, Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội tin rằng cách tốt nhất để sinh viên sau khi ra trường, tự tin đi làm là trao cho các bạn trẻ những chiếc “cần câu” tốt nhất. Và “cần câu” ở đây chính là tư duy sáng tạo, sự trải nghiệm, bản lĩnh và chất riêng của một nhà thiết kế.

Tham khảo các chuyên ngành thiết kế sáng tạo của LCDF-Hanoi tại đây: http://www.designstudies.vn/vi/