Kinh nghiệm làm hồ sơ nghệ thuật du học ngành thiết kế từ sinh viên LCDF-Hanoi
- tuan
- Ngày 29 tháng 12 năm 2021
Không có portfolio (hồ sơ nghệ thuật) không thể du học ngành thiết kế, đó là điều kiện tuyển sinh cơ bản đối với sinh viên muốn lựa chọn ngành học này. Vậy sẽ thế nào nếu bạn tham khảo những chia sẻ dưới góc nhìn của các sinh viên đã nộp hồ sơ du học thành công?
Portfolio là tổng hợp các dự án thể hiện năng lực, kinh nghiệm, phong cách riêng của bạn. Ảnh: Cuongdam
Làm hồ sơ nghệ thuật du học là quá trình dài kỳ
Bùi Thanh Lam – du học sinh London College of Fashion, UK – tiết lộ dù đã có sẵn nhiều tác phẩm hoàn thiện sau khi học tại LCDF-Hanoi, cô vẫn dành hơn 1 tháng để thu thập, biên tập chúng một cách logic và sáng tạo nhất.
Lê Phương Liên sau khi hoàn thành 3 năm học ngành Thiết kế Nội thất và Kiến trúc từ LCDF - Hanoi cũng dành thời gian để sắp xếp lại portfolio du học năm cuối tại University of Hertfordshire, UK.
Với những sinh viên đã học 3 năm về thiết kế là như thế, với các bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT, việc chuẩn portfolio du học từ con số không lại càng khó khăn. Đó cũng là lý do khóa học Dự bị đại học các chuyên ngành thiết kế của LCDF-Hanoi trở thành giải pháp lý tưởng để có thể du học ngành thiết kế.
Bảng ý tưởng của sinh viên Phạm Phương Linh khi mới tham gia chương trình Dự bị Đại học các chuyên ngành Thiết kế LCDF-Hanoi .
Đừng mong tìm thấy phom chuẩn cho hồ sơ nghệ thuật du học
Các sinh viên LCDF-Hanoi cùng cho rằng, không có một format, giới hạn nào về một cuốn hồ sơ nghệ thuật chuẩn chỉnh. Theo Đỗ Linh (cựu sinh viên ngành Thiết kế Nội thất & Kiến trúc tại Univeristy Hertfordshire, UK) cho rằng: “Portfolio là cuốn sách tóm tắt để nơi bạn muốn nhập học hiểu rõ về sự khác biệt, khả năng sáng tạo của bạn. Bạn có nhiều cách để trình bày nội dung hồ sơ nghệ thuật”.
Dự án thiết kế nội thất phòng tập gym của sinh viên Thiết kế Nội thất và Kiến trúc Đỗ Phương Linh.
Cụ thể: “Hồ sơ nghệ thuật cho thấy quá trình làm việc, cách tư duy và quan sát. Nói cách khác, khi một người lao động nghệ thuật, hồ sơ nghệ thuật luôn theo sát họ từng bước trên con đường sự nghiệp. Nó đúng nghĩa chỉ tổng hợp lại quá trình lao động nghệ thuật của một người, được trình bày bằng một ngôn ngữ hình ảnh trực quan, sinh động. Vì vậy, thay vì hỏi cách làm hồ sơ nghệ thuật, các bạn nên chú ý tìm mọi phương tiện để lưu lại từng khoảnh khắc làm việc của mình thì tốt hơn” – Nhà thiết kế Nội thất & Kiến trúc đến từ LCDF-Hanoi nêu quan điểm.
Một trang portfolio hiệu quả khi mang tới nhiều thông tin cho người xem
Sẽ rất tuyệt nếu bạn thể hiện được chất riêng của mình có thể chỉ bằng những bản sketch đơn giản nhưng sáng tạo như thế này. Tác phẩm của Hana Lee Klein – sinh viên chương trình Dự bị đại học các chuyên ngành thiết kế tại LCDF - Hanoi.
Tùy từng ngành học, từng trường mà yêu cầu về hồ sơ nghệ thuật có thể khác nhau. Theo Phương Thảo (du học sinh bậc Thạc sĩ ngành Thiết kế Đồ họa tại University of the West of England (UWE)), portfolio du học nên có hình ảnh quy trình gồm sketch, quá trình phát triển dự án, thể hiện được tư duy phản biện vì các trường đại học Anh Quốc rất đánh giá cao điều này.
Những hình ảnh hậu trường quá trình thiết kế được khuyến khích nên có trong portfolio. (Ảnh: Lê Phương Liên)
Cần biết kiềm chế, kiểm soát khi chọn tác phẩm vào hồ sơ nghệ thuật
Điều này từng là vấn đề của Thanh Lam cũng như không ít sinh viên từ LCDF-Hà Nội: “Đôi khi chúng ta quá tham lam muốn chia sẻ hết các câu chuyện ý nghĩa phía sau tác phẩm nhưng ban tuyển sinh phải nhận cả trăm nghìn cuốn portfolio. Vì vậy chúng ta cần tóm tắt cô đọng nhất, để họ thấy ấn tượng dù chỉ xem lướt qua lần đầu tiên”.
Khi làm portfolio hãy luôn nhớ “ít nhưng chất”. Sản phẩm của cựu sinh viên Thiết kế Đồ họa Xuân Anh.
Bùi Lê Ngọc Vy – sinh viên giành học bổng tại LCDF-Hanoi và Excellence Scholarship của IFA Paris – nói về kinh nghiệm khi làm hồ sơ nghệ thuật ngành Thời trang: “Vì thích diễn hoạ nên mình vẽ khá nhiều, nhưng bạn không thể mang hết chúng vào portfolio mà chỉ nên chọn lọc tác phẩm tâm đắc nhất. Ngay cả những hoạt động ngoại khoá cũng vậy, bạn có thể đưa vào những trải nghiệm không liên quan đến thời trang nhưng hãy hạn chế điều này. Tất cả kinh nghiệm của bạn nên thuộc về lĩnh vực thời trang”.
Tác phẩm của Bùi Lê Ngọc Vy.
Phương Thảo (du học sinh thiết kế đồ họa tại University of the West of England) cũng cho rằng không cần quá nhiều sản phẩm mà chỉ nên lựa cái tốt nhất, từ 5-10 project và để dự án mà bạn thích nhất ngay trang đầu”.
Đề cao tính liên quan của các tác phẩm trong hồ sơ nghệ thuật
“Sinh viên nên chọn lọc chỉ những project liên quan đến đúng ngành mình định nộp hồ sơ. Ví dụ, nếu chọn học ngành Thiết kế nội thất, bạn cần chọn những dự án liên quan, hãy cân nhắc thật kỹ” – một cựu sinh viên LCDF-Hà Nội chia sẻ.
Thiết kế kế tận dụng phế liệu là ống nước cũ của sinh viên khoa Thiết kế Nội thất và Kiến trúc LCDF -Hà Nội.
Học ngành Thiết kế thời trang tại Việt Nam nhưng lại ứng tuyển vào ngành Marketing Thời trang của London College of Fashion (LCF), UK, Bùi Thanh Lam được yêu cầu thể hiện trong portfolio các kỹ năng về thời trang, kinh doanh, am hiểu về khách hàng và sự đam mê với fashion marketing. Vì vậy, thay vì chỉ khoe ra kỹ năng thiết kế, cô còn đưa vào những dự án mà mình phụ trách phần hình ảnh, stylist…
Các dự án về nhiếp ảnh, stylist được sinh viên Bùi Thanh Lam đưa vào trong hồ sơ nghệ thuật ngành Marketing Thời trang.
Những mẹo nhỏ khác khi làm hồ sơ nghệ thuật
Bùi Lê Ngọc Vy tiết lộ cô bạn luôn tạo một trang mục lục trong hồ sơ nghệ thuật để tạo sự mạch lạc. Trong Portfolio về thời trang của mình, Ngọc Vy chia làm các hạng mục như: thiết kế thời trang, quản lý giám sát, dự án về nghiên cứu…
Một mẹo nhỏ khác từ Bùi Lê Ngọc Vy là “Những trang sketch đầy ắp hình ảnh và nét vẽ đôi khi rất truyền cảm hứng, nhưng đừng quên để lại những khoảng trắng trong portfolio. Đó là điểm nghỉ cho thị giác của người xem, đồng thời tạo yếu tố cân bằng cho tổng quan trang hồ sơ nghệ thuật của bạn. Đối với những đoạn mô tả ý tưởng, bạn không nên viết dài bởi ngôn ngữ tuyệt vời nhất để thể hiện chính là cách bạn sử dụng hình ảnh”.
Quá trình phát triển thiết kế của cựu sinh viên ngành Thiết kế Đồ họa LCDF-Hanoi Nguyễn Minh Ý.
Ngoài ra, hãy cố gắng trình bày portfolio theo một hình thức đồng nhất về màu sắc, font chữ, layout, cách diễn giải…
Nếu bạn muốn thử sức với ngành thiết kế sáng tạo, hãy đăng ký nhận E-book Hồ sơ nghệ thuật portfolio miễn phí: