News from LCDF

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo?

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (7).jpg

Tư duy sáng tạo còn được coi là một kỹ năng có thể học được và đồng thời là ‘đặc sản’ tại LCDF - Hanoi mà các sinh viên học thiết kế đồ họa đều tâm đắc.

Vì sao không sáng tạo vẫn có thể học thiết kế đồ họa?

Nhà thiết kế khác với nghệ sĩ, nếu nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm dựa vào năng khiếu, cảm xúc thì nhà thiết kế làm việc có lý trí. Một thiết kế tốt không phải là đẹp mà là phù hợp, giải quyết được vấn đề mà khách hàng gặp phải. Như vậy, vấn đề sáng tạo ở đây cần rất nhiều sự tính toán chứ không hề do ngẫu hứng.

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (2).jpg

Tác phẩm thiết kế đồ họa của sinh viên Xuân Anh tại LCDF-Hanoi

Nguyễn Phùng Xuân Anh – nhà thiết kế đồ họa tại Ogilvy Việt Nam – cho biết: “Trong đồ họa, sáng tạo là một bộ môn giải quyết vấn đề bằng hình ảnh. Mình nghĩ đây là môn học khiến bạn càng làm nhiều càng giỏi, càng thạo việc. Ai cũng có thể tiến bộ được vì sáng tạo cũng chỉ là một kỹ năng nếu thực hành đủ”.

Nhà thiết kế Vi Huyền Linh - cựu sinh viên thiết kế đồ họa tại LCDF - Hà Nội - đúc kết sau quá trình học và đi làm trong ngành thiết kế đồ họa: “Không có sự sáng tạo nào tuôn chảy mãi nếu không có sự luyện tập, cập nhật, học hỏi. Nếu ỷ lại vào vốn sáng tạo có sẵn thì đến một thời điểm, bản thân bạn sẽ thấy cạn kiệt, hết năng lượng để theo đuổi nghiệp thiết kế”.

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (3).jpg

Không gian triển lãm tốt nghiệp của Vi Huyền Linh từng khiến nhiều người trầm trồ vì cách thể hiện sáng tạo.

Sinh viên thiết kế đồ họa LCDF-Hà Nội học sáng tạo bằng cách nào

Thay đổi thói quen hành động đã khó, thay đổi được cả tư duy là cả một vấn đề lớn. Nhưng tại Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội, thay đổi tư duy, kích thích sáng tạo lại là một “đặc sản” hiếm nơi nào theo kịp.

Có một điều thú vị bạn sẽ nhận ra nếu được hỏi các sinh viên LCDF Hà Nội về điều quan trọng nhất mà họ thấm thía khi học thiết kế, phần lớn sẽ là “Thing outside the box” (nghĩ khác thường, bước ra khỏi vùng an toàn).

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (4).jpg

Hãy nghĩ khác để thành công. Chẳng phải trước khi trở thành hiện thực, những ý tưởng thiết kế máy bay, bóng đèn đều bị mọi người cho là không tưởng?

Để sinh viên của mình có suy nghĩ khác biệt, có những ý tưởng không giới hạn, Học viện Thiết kế và Thời trang London tại Hà Nội có nhiều bộ môn học thực hành độc đáo được các giảng viên Anh quốc thiết kế và dẫn dắt. Có thể kế đến những buổi thực hành bằng tay cắt dán từ tranh ảnh rời rạc tạo nên thông điệp, các bước tạo sơ đồ tư duy (mindmap), brainstorming, phương pháp kết hợp (in lưới, mix màu, tạo hình ảnh siêu thực), những bài tập độc đáo cho ra ý tưởng mới mà các giảng viên mách riêng cho các học viên của mình….

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (5).jpg

Tác phẩm của sinh viên Hoàng Minh Anh trong bài tập thực hành kết hợp giữa in lưới và pha trộn nhiều chất liệu màu.

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (6).jpg

Bảng sơ đồ tư duy đầy cảm xúc và ý tưởng của sinh viên Hoàng Vũ Thục Oanh.

Chưa kể, môi trường quốc tế với phương pháp giảng dạy đặt học viên làm trung tâm cũng khiến sinh viên trở nên tự tin hơn hẳn, dám mạnh dạn thể hiện bản thân. Phương Thảo – cựu sinh viên lớp thiết kế đồ họa LCDF-Hanoi kể về thầy giáo: “Thầy Mark nhiều khi rất đáng yêu. Có đợt thấy bạn Phong lớp mình làm video hay quá, thầy cười cả buổi xong phải chạy đi tìm cô Ana bằng được để vào ố á cùng. Thầy Mark đúng là ‘max’ nhiệt tình, chỉ cần hỏi một câu là sẵn lòng ngồi 2 tiếng để phân tích cho bọn mình luôn. Các lớp học thực nghiệm của thầy cũng sáng tạo lắm ví dụ như lớp chụp ảnh hình khối này, in mặc bằng con lăn này...

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (7).jpg

Một buổi học của sinh viên thiết kế đồ họa.

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (8).jpg

Học thiết kế đồ họa đâu chỉ loanh quanh với giấy vẽ, máy tính, các sinh viên LCDF-Hanoi còn trải nghiệm rất nhiều hình thức mới lạ.

Cái lợi khi là nhà thiết kế đồ họa được học bài bản về tư duy sáng tạo

Sử dụng phần mềm là kỹ năng mà nhiều người cùng có thể học, thậm chí tự học tại nhà. Vì thế tư duy sáng tạo chính là yếu tố khác biệt quyết định bạn có thể thăng tiến xa hơn trong nghề Thiết kế đồ họa, nhận mức thu nhập cao như các vị trí giám đốc sáng tạo, trưởng nhóm sáng tạo v.v...

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (9).jpg

Từng giữ vị trí trưởng nhóm sáng tạo trong công ty thiết kế, Nhà thiết kế đồ họa Vũ Anh chọn học thiết kế đồ họa tại LCDF Hà Nội để có kiến thức bao quát hơn phục vụ cho mục đích trở thành creative director.

Nhà thiết kế đồ họa Phạm Hà An hiện làm việc cho 2 công ty đồ họa quốc tế đưa ra so sánh: “Những người được đào tạo bài bản sẽ có được cho mình lối tư duy, quy tắc và kiến thức vững chắc về ngành thiết kế đồ hoạ nên sẽ linh hoạt hơn trong việc xử lý vấn đề của khách hàng và luôn chủ động trong công việc. Với hai trường hợp người chỉ giỏi tool và người có thêm kỹ năng sáng tạo, khi đi làm mình sẽ nhận ra rất rõ sự khác biệt và do đó mức lương cũng sẽ có sự chênh lệch rõ ràng”.

Có được phương pháp để tạo ra ý tưởng, các nhà thiết kế đồ họa sẽ tự tin hơn để tạo ra thiết kế đúng deadline thay vì chỉ trông đợi vào cảm hứng, sự xuất thần. Nhà thiết kế đồ họa Xuân Anh cho biết: “Đối với mình ý tưởng không từ trên trời rơi xuống, ý tưởng được sinh ra từ các công thức, phương pháp nên deadline có dí thì mình cứ công thức cũ mà làm, làm từ từ nó sẽ ra".

Học thiết kế đồ họa như thế nào nếu không quá sáng tạo (1).jpg

Nghiên cứu, phác thảo, brainstom là những bước giúp tạo ra ý tưởng trong quy trình thiết kế nguồn từ Everypower

Nếu muốn trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, khác biệt bởi tư duy sáng tạo để có thể làm việc tại các công ty lớn, môi trường quốc tế, bạn hãy tìm hiểu thêm về quy trình làm việc của nhà thiết kế đồ họa. .

LCDF