Triển lãm tác phẩm Thiết kế Đồ họa - “Lắng nghe” tiếng nói từ thương hiệu
- tuan
- Ngày 29 tháng 1 năm 2024
Nhận diện thương hiệu góp vai trò quan trọng trong việc định hình bản sắc và cá tính riêng của mỗi thương hiệu. Với tác phẩm kết thúc môn học Thiết kế nhận diện thương hiệu kỳ qua, các sinh viên Thiết kế đồ họa LCDF-Hanoi đã lựa chọn việc tạo nên một thương hiệu mới với bộ nhận diện mang đậm tính cá nhân, hoặc làm mới những thương hiệu cũ (re-branding) bằng sức sáng tạo trên nền “mảnh đất” đã trải qua thời gian ứng dụng thực tế tại thị trường.
Hãy cùng LCDF-Hanoi chiêm ngưỡng một số tác phẩm từ đề án Thiết kế nhận diện thương hiệu của các sinh viên chuyên ngành Thiết kế đồ họa nhé.
Các tác phẩm cuối kỳ của sinh viên ngành Thiết kế đồ họa được trình bày tại studio thiết kế đồ họa.
Thiết kế nhận diện thương hiệu của sinh viên Vũ Hương Linh đã để lại dấu ấn mạnh mẽ tại buổi trình bày tác phẩm cuối kỳ. Vũ Hương Linh đã sáng tạo nên hai nhân vật xuyên suốt câu chuyện của thương hiệu: Kellani và Tozy - những người sẽ cùng Hương Linh mang đến một thương hiệu thời trang đường phố khác biệt, đề cao tính cá nhân và cổ vũ sự tự tin ở mỗi khách hàng đến với thương hiệu.
Câu chuyện về hai nhân vật Kellani và Tozy là khởi nguồn cho thương hiệu “KUTZY” của sinh viên Vũ Hương Linh.
Hương Linh tạo nên hai nhân vật chính để “kể” về những câu chuyện của thương hiệu.
Màu sắc sử dụng trong bộ nhận diện là Violet Blue - Vivid và Dusty Black. Hương Linh cho rằng, việc sử dụng hai màu sắc này giúp thương hiệu trở nên “độc bản” và mạnh mẽ đúng với tinh thần của “KUTZY”, bởi đây là những màu sắc khá khó để in ấn hay sử dụng đại trà.
Màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu “KUTZY” đến từ sinh viên Vũ Hương Linh.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “KUTZY” của sinh viên Vũ Hương Linh.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “KUTZY” của sinh viên Vũ Hương Linh.
Cũng tự sáng tạo một thương hiệu hoàn toàn mới, nhưng mang tinh thần vui tươi, thân thiện và nghịch ngợm, đó chính là thương hiệu “Bánh Mèo Đen” của sinh viên thiết kế đồ họa La Khánh Di. Cảm hứng cho câu chuyện của “Bánh Mèo Đen” bắt nguồn từ một chú mèo đen mà Khánh Di thường bắt gặp gần một toà nhà cũ. Khánh Di quyết định mang chú mèo đó vào bộ nhận diện thương hiệu “Bánh Mèo Đen”, biến chú trở thành thợ nướng bánh lành nghề tại tiệm bánh của mình.
Khu trưng bày tác phẩm của sinh viên La Khánh Di cùng thương hiệu “Bánh Mèo Đen” tại Triển lãm tác phẩm Thiết kế Đồ họa.
“Dân gian kể rằng mèo có 9 mạng. Chú mèo tại tiệm “Bánh Mèo Đen” đã sống hết 8 cuộc đời, trong cuộc đời cuối cùng, chú lựa chọn trải qua bình thường và bình yên, mở một tiệm bánh nhỏ, quanh quẩn cùng lò nướng ngày qua ngày, bán những chiếc bánh thơm ngon cho khách hàng và thời gian rảnh thì chuyện phiếm cùng hàng xóm láng giềng.” - trích mô tả câu chuyện thương hiệu “Bánh Mèo Đen” của sinh viên La Khánh Di.
Chính vì cách xây dựng câu chuyện này, mà hình ảnh chú mèo đen đại diện cho thương hiệu của La Khánh Di luôn mang một nét ngốc nghếch đến đáng yêu, nhưng cũng không kém phần khéo léo, tinh ranh.
Hình ảnh chú mèo đen là đại diện cho tinh thần trẻ trung cũng như đam mê làm những chiếc bánh tươi ngon mỗi ngày của La Khánh Di và thương hiệu “Bánh Mèo Đen”.
Logo của “Bánh Mèo Đen” là sự kết hợp giữa hai hình ảnh: Chú mèo với chiếc đuôi cong và chiếc bánh mì béo ú. Phần chữ viết tên “Bánh Mèo Đen” được đặt ngay dưới hình ảnh này, thể hiện bản sắc của thương hiệu. Bảng màu bao gồm tone đỏ gạch, xanh, nâu và đen mang đến cảm giác ấm áp, gần gũi.
Thiết kế logo của thương hiệu “Bánh Mèo Đen”.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Bánh Mèo Đen” của sinh viên La Khánh Di.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Bánh Mèo Đen” của sinh viên La Khánh Di.
Bắt đầu thương hiệu với một sản phẩm đã quá quen thuộc và cạnh tranh trên thị trường - Phở, sinh viên Vũ Linh Chi đã tạo nên thương hiệu “Phở Lab” với sứ mệnh truyền bá rộng rãi ẩm thực Việt Nam đến giới trẻ cũng như du khách quốc tế, nhưng đồng thời vẫn gìn giữ được hương vị nguyên bản của ẩm thực truyền thống. “Phở Lab” đưa thực khách đến những trải nghiệm ẩm thực độc đáo bằng việc cho phép họ tự biến tấu và kết hợp nguyên liệu, gia vị, thành phần,... phù hợp với từng sở thích cá nhân.
Nhằm tăng thêm tính điển hình cho thương hiệu, Vũ Linh Chi đã sáng tạo nên 4 nhân vật đại diện, dẫn đầu là Nguyễn Thị Hành Hoa (HOA) - một thiên tài S.T.E.M trở về quê hương Việt Nam cùng với 3 người bạn robot mà cô chế tạo: MUMU (súp bò), DADA (súp gà) và NIKI (củ hành).
Thiết kế nhân vật đại diện cho thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Thiết kế nhân vật đại diện cho thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “Phở Lab” của sinh viên Vũ Linh Chi.
Bên cạnh những bộ nhận diện cho thương hiệu hoàn toàn mới, các sinh viên Thiết kế Đồ họa của LCDF- Hanoi còn lựa chọn tái thiết kế bộ nhận diện của những thương hiệu đã tồn tại lâu đời trên thị trường. Sinh viên Phạm Thị Trâm Anh lựa chọn “Nutifood” - thương hiệu đã trải qua hơn hai mươi năm phát triển tại Việt Nam để đưa vào dự án rebranding, đưa ra nhiều phân tích mang tính tổng quan, qua đó xây dựng nên bộ nhận diện thương hiệu mới, mang những thay đổi tích cực và đậm tinh thần tuổi trẻ.
Khu trưng bày tác phẩm của sinh viên Phạm Thị Trâm Anh cùng thương hiệu “Nutifood” tại Triển lãm tác phẩm Thiết kế Đồ họa.
Logo “Nutifood” được Trâm Anh cải tiến với sự kết hợp giữa phần text cách điệu và hình ảnh gương mặt tươi cười, thể hiện những cảm xúc vui tươi, gần gũi trong cuộc sống và sự hài lòng của khách hàng trong từng sản phẩm. Trâm Anh sử dụng sắc tím lavender nhẹ nhàng xuyên suốt bộ nhận diện thương hiệu, bên cạnh sắc xanh, be, hồng,... giúp tăng tính linh hoạt khi sử dụng.
Thiết kế logo cho thương hiệu “Nutifood” của sinh viên Phạm Thị Trâm Anh trong đa dạng hoàn cảnh sử dụng.
Định hướng màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu “Nutifood” của Trâm Anh.
Thiết kế nhân vật đại diện cho thương hiệu “Nutifood” trong bộ nhận diện mà Trâm Anh xây dựng.
Thiết kế nhân vật đại diện cho thương hiệu “Nutifood” trong bộ nhận diện mà Trâm Anh xây dựng.
Cùng với Trâm Anh, sinh viên Nguyễn Hoài Anh cũng lựa chọn chủ đề re-branding. Bắt đầu dự án với “TocoToco” - một thương hiệu trà sữa đã quá quen thuộc với giới trẻ, Hoài Anh cho rằng cách tốt nhất để giữ vững niềm tin và tình yêu của khách hàng đối với thương hiệu, chính là phải giữ vững được tinh thần cốt lõi mà thương hiệu đã theo đuổi trong suốt một thời gian dài.
Với ý tưởng đó, khi phát triển logo, Hoài Anh lược bỏ những chi tiết thừa ở phiên bản gốc, tập trung vào hình ảnh cốt lõi là ngôi sao đại diện cho quốc kỳ Việt Nam, bên cạnh những đổi mới thú vị và khác biệt hơn: Chữ “T” trong tên thương hiệu được dùng để mô phỏng hình ảnh chiếc ống hút, chữ “O” cho hạt trân châu và chữ “C” cho hành động nhai trân châu khi uống trà sữa.
Thiết kế logo trong bộ nhận diện thương hiệu “TocoToco” được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Hoài Anh.
Màu sắc trong bộ nhận diện mới cho TocoToco cũng được Hoài Anh thay đổi thành gam đỏ và trắng, trong một số trường hợp khác là đen và trắng.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “TocoToco” được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Hoài Anh.
Một số thiết kế trong bộ nhận diện thương hiệu “TocoToco” được thực hiện bởi sinh viên Nguyễn Hoài Anh.
Đối với một sinh viên Thiết kế Đồ họa, xây dựng thương hiệu và phát triển bộ nhận diện thương hiệu được xem là một trong những kỹ năng quan trọng trong hành trình chinh phục cũng như ứng dụng thiết kế sáng tạo. Bước vào thị trường thực tế vô cùng rộng lớn và đầy tính cạnh tranh, một thương hiệu với bộ nhận diện nổi bật, mang những tinh thần mới và những sáng kiến mới, sẽ góp phần đưa thương hiệu đến gần hơn với công chúng.
Chúc mừng các bạn sinh viên chuyên ngành Thiết kế Đồ họa của LCDF Hanoi đã hoàn thành xuất sắc đề án kỳ này. Trên đây chỉ là một vài trong số rất nhiều tác phẩm xuất sắc của sinh viên, cùng đón xem bài viết tiếp theo sẽ cập nhật cùng các bạn những đề án khác nhé.