News from LCDF

Quy trình làm việc của nhà thiết kế đồ họa

quy trinh thiet ke do hoa hoc vien thiet ke va thoi trang london ha noi (4).JPG

Thông thường, quy trình làm việc của Nhà thiết kế đồ họa sẽ gồm 8 giai đoạn:

Thu thập thông tin - Nghiên cứu - Sáng tạo - Phác thảo - Phát triển thiết kế - Trình bày với khách hàng - Chỉnh sửa - Hoàn thiện

1- Thu thập thông tin

Ban đầu, Nhà thiết kế sẽ nhận bản tóm tắt yêu cầu dự án (brief) từ khách hàng. Sau đó, nhà thiết kế tiến hành phân tích yêu cầu và gửi đề xuất giải pháp, kèm báo giá nếu cần tới khách hàng. Có khách hàng có thể không biết mình cần những hạng mục gì nên sẽ trao đổi miệng để nhà thiết kế tự viết brief. Khi ấy, nhà thiết kế đồ họa cần xác định nhu cầu của khách bằng các câu hỏi như: đối tượng mục tiêu là ai, các thông số chỉ tiêu cần đạt được, yêu cầu đặc biệt, thông điệp muốn truyền tải, ngân sách, phong cách thiết kế yêu thích…

Bản tóm tắt yêu cầu dự án là cơ sở để đề xuất chi phí và đối chiếu trong suốt quá trình thiết kế, giải quyết khi khách hàng có phát sinh thay đổi.

quy trinh thiet ke do hoa hoc vien thiet ke va thoi trang london ha noi (3).jpg

Một mẫu brief mà nhà thiết kế đồ họa dùng để chốt thông tin, yêu cầu từ khách hàng.

2- Nghiên cứu

Nhà thiết kế đồ họa tìm kiếm, nghiên cứu sâu về khách hàng bao gồm:

  • Những đặc tính của sản phẩm, thương hiệu.
  • Bộ nhận diện thương hiệu, các nét đặc trưng của thương hiệu.
  • Những thông tin truyền thông nói về thương hiệu.
  • Đối tượng mà khách hàng đang hướng tới (Ví dụ: khách hàng là thương hiệu sữa, Nhà thiết kế cần tìm hiểu người uống sữa thích màu sắc gì, thói quen hành vi…)

3 - Sáng tạo

Nhà thiết kế bắt đầu dùng nhiều biện pháp như brainstorm (động não), word association (liên kết từ), mind map (sơ đồ tư duy) để cho ra các ý tưởng. Phổ biến nhất là brainstorm, đây là cách nhà thiết kế nói hoặc viết ra bất kỳ ý tưởng trong đầu (dù vô lý, không tưởng), ghi lại và đánh dấu những cái ổn nhất, từ đó tiếp tục chọn lọc.

Phải có phương pháp tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề để từ mớ dữ liệu hỗn độn tạo ra các ý tưởng, Nhà thiết kế có thể tìm ra và chọn lựa giải pháp hợp lí nhất với khách hàng. Đây cũng chính là một thế mạnh đặc biệt trong đào tạo của Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội, giúp các sinh viên ngành Thiết kế đồ họa có lợi thế về ý tưởng, giải pháp.

quy trinh thiet ke do hoa hoc vien thiet ke va thoi trang london ha noi (4).JPG

Trong triển lãm tốt nghiệp Thiết kế Đồ họa, Nhà thiết kế đồ họa tương lai Nguyễn Hà An trưng bày cả Bảng ý tưởng và các bức ảnh chụp lại quá trình nghiên cứu để người xem hiểu quá trình tạo ra thiết kế. Nhà thiết kế hiện làm việc tại một công ty quảng cáo của nước ngoài.

4- Phác thảo

Sau nhiều phương pháp tư duy sáng tạo, chọn được ý tưởng khả thi, nhà thiết kế đồ họa sẽ phác thảo (sketch) có thể bằng chì, màu thô trên giấy không đi vào chi tiết. Bước phác thảo và brainstorm đôi khi diễn ra song bởi brainstorm sẽ cần phác thảo ra những ý tưởng, 2 bước này đều là tạo ra và ghi lại những ý tưởng khác nhau.

quy trinh thiet ke do hoa hoc vien thiet ke va thoi trang london ha noi (2).jpg

Logo đình đám Citybank được phác thảo chớp nhoáng trên giấy ăn khi Nhà thiết kế đi gặp khách hàng.

5 - Phát triển thiết kế

Những ý tưởng tốt nhất sẽ được đưa lên phần mềm để tạo nên bản mô phỏng thiết kế (mock-up) mang đi thuyết trình với khách hàng. Mockup có thể là file pdf, photoshop, hoặc là một mô hình có thật nhưng chỉ để khách hình dung về thiết kế chứ chưa phải bản thiết kế hoàn thiện có thể sử dụng để in ấn, tương tác…

Nhà thiết kế đồ họa thường sẽ tạo ra 2-3 phiên bản (option) để khách lựa chọn. Cách này giúp họ đưa ra thêm được nhiều gợi ý và cũng dễ ghép các yếu tố yêu thích của khách từ các lựa chọn vào làm một.

lamp_post.width-2000.png

Bản mock-up phướn quảng cáo cho sự kiện âm nhạc – thiết kế của sinh viên LCDF- Hanoi

6 - Trình bày với khách hàng

Nhà thiết kế đồ họa trình bày các phương án thiết kế cho khách hàng và giải thích về lựa chọn. Hai bên trao đổi để chốt được những chi tiết cần điều chỉnh.

7 - Chỉnh sửa

Đây là giai đoạn nhiều nhà thiết kế đau đầu khi vừa phải chỉnh sửa theo yêu cầu của khách hàng vừa bảo vệ quan điểm thiết kế. Mâu thuẫn phát sinh vì sự bất đồng quan điểm giữa góc nhìn của nhà thiết kế và người ngoại đạo. Lúc này, nhà thiết kế cần có sự linh hoạt, nhẫn nại và khả năng giao tiếp.

Thông thường, một số Nhà thiết kế đồ họa sẽ tuỳ chỉnh miễn phí theo ý khách hàng nhiều nhất là 3 lần, sau đó tính phí từ lần thứ 4 trở đi. Việc chỉnh sửa sẽ lặp lại vài ba lần trước khi đến được bước cuối cùng

quy trinh thiet ke do hoa hoc vien thiet ke va thoi trang london ha noi (1).jpg

Sự khác biệt về tư duy giữa designer và khách hàng dễ gây nhiều bất đồng.

8 - Hoàn thiện

Khi bản mô phỏng thiết kế (mock-up) cuối cùng được duyệt, nhà thiết kế đồ họa bắt đầu dùng những phần mềm (Photoshop, AI, Canva, AutoCad,…) để tạo nên thiết kế thật, hoàn chỉnh có thể sử dụng, tương tác và ban giao cho khách hàng.