Thời trang nhanh: câu chuyện từ tốc độ tới quá độ
- tuan
- Ngày 20 tháng 5 năm 2021
Đã bao giờ bạn tự hỏi chiếc áo mình đang mặc được lấy ý tưởng từ đâu?
Chắc hẳn, chúng ta đã quen thuộc hay từng nghe đến các hãng thời trang bình dân với giá thành hợp lý. Hầu hết các thương hiệu thời trang này lấy cảm hứng từ sàn diễn thời trang cao cấp theo mùa và đưa vào sản xuất các sản phẩm có giá thành vừa phải. Người tiêu dùng có thể có được các thiết kế mới nhất với giá thành phù hợp nhất.
Quy trình thiết kế và sản xuất thời trang
Quy trình này thường mất nhiều thời gian trong quá khứ. Tuy nhiên, hiện tại các nhãn hàng đã rút ngắn quãng thời gian này lại, các mùa mốt với giá thành rẻ xuất hiện dày đặc hơn. Thậm chí, chỉ vài tuần hay một tháng. Như một lẽ dĩ nhiên, bộ sưu tập thời trang cũ sẽ lỗi thời, các bộ sưu tập mới liên tiếp xuất hiện trên kệ khiến những tín đồ thời trang đứng ngồi không yên. Tốc độ cỗ máy thời trang được đẩy nhanh tỉ lệ thuận với độ hào hứng của người mua và lợi nhuận khổng lồ của nhà sản xuất.
Thời trang nhanh (fast fashion) – thuật ngữ mô tả những món quần áo bắt kịp xu hướng nhanh chóng và có giá cả phải chăng
1- Câu chuyện quá độ hay quảng cáo đang xui khiến chúng ta thế nào?
Cùng với việc rút ngắn thời gian sản xuất – đẩy nhanh tiến độ ra mắt sản phẩm mới là hàng loạt những quảng cáo “dập dìu” thôi thúc người mua hàng chạy theo xu hướng. Hiệu ứng FOMO – Fear of missing out (Nỗi sợ bị bỏ rơi) được các nhà quảng cáo khai thác triệt để, dẫn dắt khách hàng mua nhiều đồ hơn, chi nhiều tiền hơn, vứt bỏ đồ cũ nhiều hơn và thay thế bằng nhiều đồ mới hơn.
Ranh giới giữa tốc độ và quá độ quả thực rất mong manh. Lợi nhuận của nhà sản xuất chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Để có được kết quả như vậy, những điều phải đánh đổi lớn hơn rất nhiều:
- Nguồn nguyên liệu: Một sản phẩm có giá thành thấp tương ứng với những nguyên liệu rẻ tiền. Giống như một vòng lặp Domino, những sản phẩm chất lượng thấp sẽ không có giá trị sử dụng lâu dài. Hằng năm hàng triệu tấn quần áo, phụ kiện thời trang được thải ra môi trường nhưng chưa đến 50% số đó được tái chế. Và trái đất của chúng ta vốn đã và đang luôn phải gánh chịu một lượng rác thải quá tải.
Hằng năm hàng triệu tấn quần áo, phụ kiện thời trang được thải ra môi trường
- Chất thải sản xuất: Giá thành rẻ tương ứng với việc cắt giảm chi phí quá trình sản xuất. Một trong những cách phổ biến nhất được áp dụng hiện nay là nhà sản xuất hoàn toàn “ngó lơ” các biện pháp xử lý nước thải. Theo EcoWatch năm 2015, ngành thời trang nhanh ô nhiễm thứ hai trên thế giới. 25% lượng chất hóa học được sử dụng trên thế giới thuộc về ngành dệt may. 10% lượng khí thải carbon trên toàn cầu là sản phẩm thải ra của ngành may mặc. Ngành công nghiệp dệt tiêu thụ lượng nước nhiều hơn hết thẩy các ngành công nghiệp khác bên cạnh ngành nông nghiệp. Mất đến 2700 lít nước để sản xuất ra một chiếc áo thun, và 7000 lít nước chỉ để sản xuất một chiếc quần jeans. Việc cắt giảm khâu xử lý chất thải đồng nghĩa với việc ngành công nghiệp thời trang đang bức tử các con sông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nước thải sản xuất chưa qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ảnh: Research Gate.
2- Thời trang bền vững - Lối đi cho những niềm vui lâu bền.
Thời trang bền vững là gì?
Tính bền vững của thời trang đảm bảo rằng quần áo và vải được sản xuất không để lại bất kỳ tác động môi trường không mong muốn nào. Thời trang bền vững không chỉ tốt cho môi trường mà còn có ý nghĩa kinh tế. Tái chế và tận dụng có thể đồng nghĩa với việc tiết kiệm hàng triệu đô la cho các thương hiệu thời trang bằng cách giảm lượng nước sử dụng hoặc tăng vòng đời của các loại vải có thể tái sử dụng.
Xu hướng thời trang bền vững là câu trả lời cho ngành công nghiệp thời trang hiện đại
Phong trào thời trang bền vững
Để đáp lại những vấn đề đang đe doạ tương lai, thời trang bền vững xuất hiện và trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà thiết kế, nhãn hàng và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng. Thời trang bền vững được coi là câu trả lời cho sự phát triển ngành thời trang song song với việc bảo vệ môi trường.
Là một môi trường đào tạo các thế hệ Nhà thiết kế dẫn đầu trong ngành công nghiệp thời trang Việt Nam, Học viện Thiết kế và Thời trang London luôn chú trọng xây dựng thế hệ Nhà thiết kế tương lai có trách nhiệm với cộng đồng. Những giải thưởng quốc tế lớn từ các Nhà thiết kế tốt nghiệp những năm gần đây mang lại niềm tự hào cũng như tên tuổi Nhà thiết kế Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Vũ Tá Linh – Nhà thiết kế Việt Nam đầu tiên giành giải Thiết kế thời trang Châu Á
Nhà thiết kế Vũ Tá Linh luôn muốn “xanh hoá” chu trình thiết kế thời trang của mình, Vũ Tá Linh luôn hạn chế sử dụng máy móc để ưu tiên tối đa yếu tố thủ công. Khi được hỏi về quá trình học tập tại LCDF, anh chia sẻ:
“Môi trường học tập tại trường rất thoải mái, thân thiện, mọi người luôn quan tâm, giúp đỡ nhau. Đặc biệt, sinh viên học tại trường được hỗ trợ rất nhiều từ giảng viên, thầy cô luôn dành nhiều thời gian cho mỗi người, cho từng ý tưởng riêng và các bạn được tự do sáng tạo theo khả năng của mình. Nhà trường có trang thiết bị hiện đại và cho tôi một nền tảng kiến thức vững chắc. Những buổi ngoại khóa cho chuyên ngành rất tốt cho việc giúp sinh viên tiếp cận thực tế cộng với việc lý thuyết đi đôi với thực hành nên học đến đâu chắc đến đó. Vì vậy sau khi tốt nghiệp, tôi hoàn toàn tự tin vào khả năng của mình”
Lê Ngọc Hà Thu – Nhà thiết kế thời trang bền vững vừa giành vị trí Quán quân Cuộc thi Thời trang bền vững lớn nhất thế giới – Redress Design Award 2020
Hà Thu chia sẻ: “Mọi người nghĩ đến thời trang là tưởng tượng ra những thứ đẹp đẽ, nhưng với mình, từ khi tìm hiểu thời trang, mình bị sốc, vì đây là ngành công nghiệp gây ô nhiễm vô cùng bởi thuốc nhuộm, hóa chất, rác thải... Mình hy vọng rằng thời trang bền vững có thể góp phần đổi mới ngành công nghiệp thời trang của đất nước”.