Thiết kế đồ họa muốn lương cao, hãy nhớ 7 điều sau
- tuan
- Ngày 19 tháng 5 năm 2020
Học thiết kế đồ họa rất dễ xin việc nhưng nhiều người chỉ loanh quanh ở mức lương nhàng nhàng 6-8 triệu/tháng. Nhiều bạn trẻ chúng ta thường có tư tưởng “biết xài nhiều phần mềm là thành nhà thiết kế đồ họa giỏi” nên chỉ cần bỏ chi phí học phần mềm là có thể đi làm ngay.
Vậy làm thế nào để được trả lương lương cao hơn? Có 7 điều sau bạn cần phải rèn luyện nến muốn làm nhà thiết kế đồ họa giỏi.
1- Thông thạo Thiết kế đồ họa chữ - Typography
Một tác phẩm thiết kế poster triển lãm với đồ họa chữ của Vũ Việt Anh
Thiết kế đồ họa chữ Typography cực quan trọng với nghề thiết kế đồ họa. Chữ đậm hay nhạt, góc cạnh hay bo tròn, dày hay mảnh đều có tác động lớn tới cảm xúc, liên tưởng của người xem, từ đó quyết định sản phẩm đồ họa của bạn có đạt được mục đích truyền tải hay không.
Nếu bạn làm trong mảng thiết kế logo, in ấn, nhận diện thương hiệu, rành về Typography lại càng cần thiết đấy nhé.
2 - Phải biết phác thảo nhanh, đẹp -Sketching
Bạn cần kỹ năng này để ghi lại thật nhanh ý tưởng của bạn, ví dụ khi vừa lóe ra trong đầu hay khi thuyết phục giám đốc trong cuộc họp. Nó cũng có thể giúp bạn nhận được hợp đồng ngay lần gặp đầu tiên nhờ việc vẽ phác thảo được đúng ý tưởng mà khách hàng mô tả.
Dẫu biết các phần mềm có thể hỗ trợ rất nhiều biết phác thảo tốt sẽ đẩy công việc đi nhanh hơn. Và nếu không có hoa tay, hãy nhớ, vẽ đẹp là một kỹ năng có thể luyện tập.
Một bản phác thảo của sinh viên Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội
3 - Biết về nhiếp ảnh
Người chụp ảnh luôn phải tìm kiếm những góc nhìn mới về cùng một khung cảnh, sự vật để phát hiện cái đẹp, cái lạ.
Nếu có kinh nghiệm về nhiếp ảnh, trong quá trình thiết kế, góc nhìn của Nhà thiết kế đồ họa được đa chiều và thẩm mỹ hơn. Đó là chưa kể đôi khi bạn sẽ dùng chính bức ảnh mình chụp để đưa vào sản phẩm đồ họa.
Tác phẩm Dù lượn của Nguyễn Vân Anh
4 - Khả năng giao tiếp tốt
Nếu không có khả năng giao tiếp tốt, sản phẩm của bạn dễ dàng đi lệch với mong muốn của khách hàng.
Bạn cũng cần học cách đàm phán để thuyết phục khách thay đổi những ý tưởng bất hợp lý, bảo vệ quan điểm của mình (thực tế là có rất nhiều khách hàng không hiểu về mỹ thuật, đồ họa nên sẽ đưa ra những yêu cầu vô lý đến hài hước).
Sinh viên Đồ họa Vi Huyền Linh đang giới thiệu về tác phẩm của mình
5 - Có kỷ luật, đúng thời hạn
Hãy nhớ bạn là Nhà thiết kế chứ không phải một nghệ sĩ, ý tưởng không từ trên trời rơi xuống. Khác với một nghệ sỹ, Nhà thiết kế thường làm việc để đưa ra giải pháp trước một yêu cầu của khách hàng. “Thời hạn” (deadline) vốn là ám ảnh của nhiều Nhà thiết kế vì đôi khi hạn đến mà ý tưởng chưa ra. Nó sẽ đến trong quá trình bạn động não (não phải có nguyên liệu là các dữ liệu thì mới có thể sản sinh ra một cái gì đó như ý tưởng đúng không nào).
Nếu không muốn ở nhóm ‘thợ thiết kế” với mức lương làng nhàng 7 con số, bạn chỉ có cách làm khác họ và ở đây, thay vì thất thường chờ cảm hứng, hãy chăm chỉ và có kỷ luật. Có kỷ luật sẽ đúng thời hạn, đúng hạn đẩy nhanh tiến độ, sẽ được khách tin, sẽ có thêm việc... sẽ được tăng lương...Nào ngồi vào bàn thôi!
Đúng hẹn giúp năng suất công việc tăng lên nhưng cũng là nỗi sợ của dân thiết kế.
6 - Cập nhật xu hướng, bắt xu hướng tốt
Một sản phẩm đồ họa nếu được thiết kế bám đúng xu hướng đang hot (VD màu sắc hot, slogan hot, hình ảnh hot...) sẽ mang tới hiệu quả gấp nhiều lần vì biết tận dụng “trend” để làm bàn đạp, được đám đông truyền tay, quảng cáo miễn phí.
Do đó, hãy liên tục học hỏi, cập nhật tin tức, xu hướng, thêm các trải nghiệm sống như du lịch, giải trí. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho các thiết kế của bạn đấy!
Những hình ảnh thú vị kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong đề án của Phạm Hà An
9- Tư duy sáng tạo
Đây là điều quan trọng cuối cùng để phân biệt giữa một “thợ thiết kế” và một “nhà thiết kế đồ họa”. Tư duy sáng tạo là thứ mà không phải ai cũng dễ dàng có được, nó giúp bạn thăng tiến từ một Nhà thiết kế cơ bản cho tới cấp cao hơn như Trưởng nhóm thiết kế rồi tới Giám đốc sáng tạo.
Bạn đang chùn bước vì “Thôi rồi, mình không có óc sáng tạo”. Đừng vội nản vì sáng tạo cũng có thể học. Ngoài những phương pháp rèn luyện, thể dục trí não, thậm chí còn có cả những công thức để bạn sáng tạo như: chắp ghép, thay đổi chức năng...
Cách để sáng tạo ra font chữ mới trong một buổi học về Typography tại LCDF-Hanoi
Chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa luôn có các môn học cụ thể giúp sinh viên rèn khả năng sáng tạo trong suốt quá trình học tập. Đây cũng chính là lợi thế giúp sinh viên khi ra trường có sự khác biệt với những người chỉ học sử dụng phần mềm. Vì thế, nếu thực sự muốn “khô máu” với công việc đầy sáng tạo này, hãy trang bị cho mình đủ cả kỹ năng cứng và mềm nhé!
HẾT