Cho con đi học thiết kế, tại sao không?
- hang
- Ngày 18 tháng 4 năm 2018
Có cả ngàn lý do khiến cho phụ huynh lăn tăn khi con muốn học thiết kế - cái nghề vốn bị gán cho là mơ hồ. Trong thời đại phát triển, đây lại ngành thời thượng khát nhân lực.
“Con tôi muốn học Thiết kế Thời trang, nhưng thú thực là tôi chẳng biết gì về ngành này!” – trong một sự kiện tư vấn giáo dục, hai phụ huynh người Đà Nẵng bày tỏ sự ái ngại và lo lắng khi cô con gái đang du học về kinh tế tại Singapore nhất quyết đòi đổi hướng và chỉ muốn quay về với thời trang - niềm đam mê từ nhỏ.
Cả hai đã đặt ra cả tá câu hỏi từ việc “Con tôi không biết vẽ, liệu có thể làm thiết kế?”, “Nếu muốn đi du học thì phải làm thế nào?”, “Học ngành này xong ra làm nghề gì?” cho đến “Làm thế nào để biết con có phù hợp với nghề hay không?”…
Đây là những thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ khi con muốn theo nghề thiết kế, sáng tạo. Với giới trẻ, thiết kế đồ họa, thời trang hay nội thất là những nghề không hề lạ, nhưng trong mắt thế hệ sinh ra từ 4-5 thập niên trước, so với các nghề ‘ấm vào thân’, ‘có chỗ làm rõ ràng’ như kỹ sư, bác sĩ, đây vẫn là lĩnh vực ‘chẳng biết học xong nên cơm cháo gì?’.
Có lẽ đến lúc các vị phụ huynh cần phải được “khai sáng” về nghề Thiết kế, để con trẻ có cơ hội được sống và làm việc cùng đam mê.
Có năng khiếu thì tốt, mà không có cũng… đừng phát sốt
Nhiều người vẫn mặc định làm thiết kế là phải là phải biết vẽ. Không chỉ riêng các ông bố bà mẹ, mà thậm chí chính nhiều bạn trẻ cũng có suy nghĩ này.
Đối với riêng ngành thiết kế, vẽ được coi như một kỹ năng cần có nên khi theo học, dù có năng khiếu hay không, tất cả sinh viên sẽ đều phải trải qua những quá trình đào tạo cũng như luyện tập giống nhau để nắm được các nguyên tắc khung.
Đó là chưa kể, những người không biết vẽ còn có chút lợi thế riêng. Vì khi đó, họ chưa bị chi phối bởi những thói quen cũng như tư duy sẵn có, nên kỹ năng cũng vì thế mà dễ dàng rèn giũa hơn.
Người làm nghề thiết kế cần phải vẽ ra được ý tưởng cơ bản trong đầu. Trong ảnh là một tác phẩm vẽ minh họa của các bạn trẻ tham gia ngày hội Trải nghiệm thiết kế tại LCDF với đề bài là sự thay đổi theo thời gian .
Công việc không thiếu, chỉ lo “trình” yếu Chưa bao giờ cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên ngành thiết kế lại nhiều như thời điểm hiện tại. Với Thiết kế Thời trang, công việc của các sinh viên tốt nghiệp không chỉ gói gọn trong hai từ “thiết kế” mà họ còn có thể đảm đương vai trò của các nhà tư vấn, nhà tạo mẫu, giám sát quy trình may công nghiệp, quản lý thương hiệu tại của công ty thời trang hay biên tập viên, stylist cho các tạp chí thời trang, làm đẹp.
Sinh viên học thiết kế thời trang tại LCDF có thể đảm nhận các vai trò khác nhau trong ngành công nghiệp thời trang như thiết kế ý tưởng, thiết kế mẫu rập, nhà kinh doanh thời trang, stylist, phóng viên thời trang, truyền thông thời trang... Để có những bức hình chụp sản phẩm chuyên nghiệp này, sinh viên khoa thiết kế Thời trang LCDF phải tự mình lên concept, tổ chức sản xuất.
Trong khi đó, do nhu cầu quảng bá hình ảnh và thương hiệu ngày càng cao của các doanh nghiệp mà những bạn trẻ học thiết kế đồ hoạ dễ dàng lựa chọn công việc hơn rất nhiều. Thậm chí, có thể khẳng định rằng ở thời điểm hiện tại, chuyên gia thiết kế đồ hoạ là một trong số những nhân sự thiết yếu mà bất kỳ công ty nào cũng phải có.
Các thiết kế quảng bá thương hiệu của một sinh viên thiết kế Đồ họa.
Phát triển có phần muộn hơn ở Việt Nam, lại là một công việc có tính đặc thù cao, tuy nhiên thiết kế nội thất đang dần trở thành một ngành nghề hot. Lý do bởi ngành công nghiệp xây dựng đang phát triển mạnh, đời sống nâng cao khiến nhiều người có đòi hỏi cao hơn về không gian sống, làm việc, giải trí.
Sản phẩm Chòi nghỉ 24h của sinh viên Thiết kế Nội thất & Kiến trúc LCDF sau 1 năm học tập. Để được duyệt, tất cả phải đảm bảo yếu tố khắt khe về công năng, sự vững chắc và tính thẩm mỹ.
Là lĩnh vực bán kỹ năng, chất xám, thu nhập dành cho nhân sự ngành thiết kế đều thuộc dạng khá. Nếu có khả năng sáng tạo cùng kinh nghiệm, nhiều người còn có thể nắm các vị trí tốt như chuyên gia cao cấp, giám đốc sáng tạo trong các công ty về thiết kế.
Du học không khó, nếu dám theo nghề và có… cái đó
Học ngành thiết kế, liệu có cơ hội du học? Câu trả lời là có, thậm chí rất nhiều nhưng bạn phải chuẩn bị portfolio (hồ sơ nghệ thuật) và đây chính là ‘cái đó’ cực kỳ quan trọng với những ai muốn học ngành thiết kế sáng tạo tại trường uy tín.
Hồ sơ nghệ thuật có thể hiểu là một bộ hồ sơ cá nhân giúp sinh viên lưu trữ những sản phẩm thiết kế, những kỹ năng và tư duy thiết kế của sinh viên… Nó giúp nhà trường hiểu khả năng, kỹ năng, cá tính, phong cách và cả tính chuyên nghiệp của tác giả.
Nếu thực sự nghiêm túc theo đuổi nghề này, bạn có thể theo học trước những khoá học căn bản về portfolio để có thể biết được mình cần phải làm những gì. Lớp học này cũng phần nào mang đến cho các bạn trẻ những cái nhìn khái quát nhất về ngành thiết kế.
Portfolio giống như tập hồ sơ cá nhân giúp bạn ‘triển lãm’ thành tích và sự phát triển qua các sản phẩm sáng tạo. Trong một portfolio, nên để từ 20 – 30 sản phẩm tùy thuộc vào trình độ muốn đăng ký. Nếu bạn đăng ký học dự bị thì yêu cầu của các trường sẽ đơn giản hơn. Ảnh: Một góc portfolio ngành Thời trang tại LCDF.
Trưng bày Hồ sơ nghệ thuật tại LCDF Hà Nội.
Triển lãm hồ sơ nghệ thuật của sinh viên Thiết kế Đồ họa tại LCDF Hà Nội.
Trước nhu cầu nhiều sinh viên muốn du học ngành thiết kế hoặc theo học tại trường, nhưng chưa có kiến thức nền tảng hay portfolio, Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội (LCDF) đã mở riêng khoá học về Hồ sơ Nghệ thuật ngành Thiết kế.
Với khoá học này, sinh viên sẽ được học các phương pháp nghiên cứu, cách sử dụng sổ ký họa sketchbook, khám phá các kỹ thuật thiết kế để tạo nên các ý tưởng thiết kế, tạo lập hồ sơ nghệ thuật. Ngoài ra, khoá học còn giúp các bạn trẻ tìm ra được ngành học phù hợp nhất sau khi đã trải nghiệm tất cả các lĩnh vực thiết kế.
Tóm lại, giấc mơ du học ngành thiết kế là một giấc mơ có thật. Chỉ cần có quyết tâm theo học, biết chú tâm thể hiện bản thân qua một bộ portfolio được chuẩn bị dài hơi là có thể hiện thực hoá giấc mơ này.
Duy Linh