Vẽ nguệch ngoạc vẫn có thể kiếm bộn tiền với nghề thiết kế nội thất
- hang
- Ngày 15 tháng 3 năm 2018
“Em vẽ xấu lắm!", “Em không biết vẽ!”,“Tranh của em như con nít vậy"..., là những gì mà nhiều bạn trẻ đã chia sẻ, sau khi bày tỏ sự hứng thú của mình với công việc Thiết kế nội thất. Và sự thật, có thể sẽ khiến các bạn bất ngờ.
Chưa lúc nào, thiết kế nội thất lại trở thành một công việc thu hút sự chú ý của giới trẻ như ở thời điểm hiện tại. Lý do là bởi, công việc này giàu cơ hội, có thu nhập hấp dẫn và không bao giờ lỗi thời.
Các sinh viên trẻ trung của khoa Thiết kế Nội thất, Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội
Mặc dù vậy, do thiếu thông tin, lại không nhận được sự hướng nghiệp một cách rõ ràng mà nhiều bạn học sinh, sinh viên mới chỉ dừng lại ở mức quan tâm, chứ chưa đủ mạnh dạn để theo nghề. Và một trong những nỗi băn khoăn chung của số đông chính là “không giỏi vẽ, liệu có thể trở thành nhà thiết kế nội thất?”Đây là một băn khoăn hợp lý, bởi nghề này có những đòi hỏi nhất định ở khả năng vẽ. Trong khi đó, với suy nghĩ của nhiều người thì vẽ lại thuộc về năng khiếu. Mà năng khiếu lại như một món quà của số phận, ông trời cho ai người nấy hưởng.
Vẽ là một rào cản khiến nhiều bạn trẻ ngần ngại khi muốn theo học Thiết kế Nội thất.Tuy nhiên, đây là kỹ năng mà ai cũng có thể học
Còn nhớ, tại một buổi tư vấn giáo dục, du học tại Anh quốc được tổ chức cách đây không lâu, đã có rất nhiều bạn trẻ đến với bàn tư vấn của Học viện Thiết kế và Thời trang London để tìm hiểu về ngành thiết kế nội thất.
“Em vẽ xấu lắm!", “Em không biết vẽ!”, “Tranh của em như con nít vậy"..., là những gì mà các bạn đã chia sẻ, sau khi bày tỏ sự hứng thú của mình với công việc “interior design”. Để rồi, các bạn đều nhận được câu trả lời rằng: “Thiên tài là 1% từ năng khiếu và 99% từ sự lao động cần cù”.
Đây là một câu nói nổi tiếng của Albert Einstein. Và người như Einstein đã nói, thì chỉ có chuẩn.
Một giờ học vẽ của các sinh viên của Học viện Thiết kế và Thời trang London -Hanoi
Trở lại với vấn đề năng khiếu. Nếu ai đã có sẵn thì quá tốt, còn chưa thì cũng chẳng có gì là dốt. Vì với ngành thiết kế nội thất, vẽ thiết kế là một kỹ năng được rèn luyện chứ không phụ thuộc quá nhiều vào năng khiếu.
Vốn là công việc kiến tạo nên một không gian sống với những giải pháp được tính toán kỹ lưỡng, đảm bảo cả về mặt công năng lẫn thẩm mỹ nên vẽ thiết kế cũng sẽ tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nếu chỉ có biết vẽ một cách bản năng mà không trải qua quá trình học tập và thực hành thì chắc chắn sẽ không thể nắm bắt được.
Bí quyết để nâng cấp “đường chì" không gì khác ngoài sự chăm chỉ
Bên cạnh đó, người học thiết kế còn cần phải có khả năng truyền tải được nhanh ý tưởng trong đầu ra bản vẽ. Đó cũng là một kỹ năng mà những người chưa biết vẽ có thể dễ dàng rèn luyện và phát triển hơn so với ai đã có chút năng khiếu, thường quen với việc chăm chút và tỉ mỉ cho từng đường chì.
Chưa kể, thiết kế nội thất còn là ngành tổng hoà giữa hai yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật. Mà theo nhiều nghiên cứu thì những người yếu về năng khiếu lại rất mạnh ở khả năng tư duy, phân tích.... Rõ ràng, mất cái này lại được cái kia, mà “cái kia" cũng rất quan trọng đối với những người yêu thích nghề nội thất.
Phác thảo nhanh ý tưởng ra giấy là một kỹ năng quan trọng
Mới đây, cũng tại Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội đã diễn ra một buổi triển lãm các tác phẩm của dàn sinh viên năm nhất, khoa Thiết kế nội thất. Trong số này, có cả các bạn trẻ tay ngang rẽ sang học nghề. Tuy nhiên, thảnh quả sau một năm học tập của họ cũng chẳng hề thua kém những sinh viên từng học về nội thất trước đó.
Trong thực tế, đã có không ít những nhà thiết kế nội thất giỏi bắt sự nghiệp của mình bằng một khả năng vẽ hạn chế. Tuy nhiên, với 1% năng khiếu và 99% lao động, họ đã trở thành những phù thuỷ làm đẹp không gian sống thực sự với sức sáng tạo vô biên nhưng vẫn vô cùng khoa học.
Thành quả của các sinh viên năm nhất, khoa Thiết kế Nội thất, Học viện Thiết kế và thời trang London - Hanoi
Quả thực, như đã chia sẻ ở trên, sẽ là rất tuyệt với nếu sinh ra với một chút năng khiếu bẩm sinh. Nhưng cũng tuyệt vời không kém, nếu như năng khiếu lại được thay thế bởi đam mê, nhiệt huyết và sự kiên trì. Chỉ cần có vậy, dù vẽ nguệch ngoạc bạn vẫn có thể kiếm bộn tiền với nghề thiết kế nội thất.
Duy Linh