Học cách sáng tạo chất liệu bằng phế thải Nilon để bảo vệ môi trường
- hang
- Ngày 31 tháng 10 năm 2017
Có rất nhiều vật liệu có thể dùng để ứng dụng trong những sản phẩm thiết kế như: gỗ, vải, kim loại v.v nhưng nilon là chất đặc biệt gây ô nhiễm môi trường và được thải ra hàng ngày với con số khiếp sợ. Các nhà thiết kế đã hướng đến tái sử dụng vật liệu này vừa làm phong phú cho các sản phẩm vừa có tác dụng bảo vệ môi trường.
Từ ý nghĩa đó, Workshop “Sáng tạo chất liệu” của Học viện thiết kế và thời trang London Hà Nội đã mang đến cho các bạn trẻ một trải nghiệm thú vị với các phương pháp khác nhau khi sử dụng vật liệu Nilon để sáng tạo trong thiết kế.
Nhà thiết kế Nicky Vũ và Nhà thiết kế Gracie V ( cựu sinh viên LCDFHanoi) đã giới thiệu tác hại của chất liệu Nilon đối với môi trường và đời sống con người, những thảm họa mà nó gây ra có thể nhấn chìm cả trái đất này giữa “biển nilon”
Những con số kinh khủng về thảm họa của nilon mà bạn cần biết ( Theo số liệu từ Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc/ Đăng trên báo điện tử An ninh thế giới, 22/03/2016)
Mỗi một giây có 160,000 túi nilon được sử dụng trên thế giới.
Khoảng 3,5 triệu tấn nilon được thải/ năm.
Nếu nối tất cả chất thải nilon, ta sẽ được một sợi dây quấn quanh Trái đất 4 lần.
01 tấn túi nilon đổi được 2.592 lít dầu thô.
01 túi nilon phải mất 20 - 1.000 năm mới phân hủy.
Có 46.000 mảnh túi nilon/ 1,6km vuông đại dương.
Khoảng 94% loài chim ở Biển Bắc có nilon trong dạ dày.
Các bạn trẻ đang thực hành tại workshop bằng việc cắt túi nilon cũ, phế thải chai lọ để sáng tạo tạo họa tiết trên mặt vải bằng kỹ thuật là.
Với ý nghĩa tái chế nilon để bảo vệ môi trường, mọi người rất hào hứng học hỏi những cách sáng tạo này, chúng có thể ứng dụng trong thời trang, nội thất v.v. làm các sản phẩm trở nên mới lạ, độc đáo hơn.
Nhà thiết kế Nicky Vũ cho biết: Qua các nghiên cứu, nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch. Do đó, chúng tôi mong muốn qua buổi học này sẽ giúp các em nhận thức rõ hơn tác hại của nilon đối với cuộc sống; từ đó hãy tái chế hoặc ngừng sử dụng nilon.
( Thiết kế sử dụng chất liệu nilon trong BST thu đông 2017 của Christopher đăng trên tạp chí online Vogue.co.uk, 20/2/2017)
Nhà thiết kế Gracie V chia sẻ: Trên thế giới, các nhà thiết kế cũng hướng tới việc bảo vệ môi trường bằng cách tái chế vật liệu nilon nhằm tác động đến hành vi của người tiêu dùng và nhận được sự ủng hộ của xã hội.
Bạn Nguyễn Quỳnh Mai ( học sinh trường THPT Chu Văn An) cho biết: Workshop học khá nhẹ nhàng, nhưng lại truyền tải một vấn đề lớn mang ý nghĩa xã hội. Điều khó nhất chính là nghĩ ra ý tưởng để tái chế những phế thải nilon.
Một số các sản phẩm sáng tạo chất liệu được hoàn thành sau buổi học. những họa tiết bằng nilon tạo hiệu ứng khá đẹp mắt trên nền chất liệu vải.
Tại trường Học viện thiết kế và thời trang London Hà Nội, sinh viên được học rất nhiều phương pháp sáng tạo chất liệu ứng dụng trong thiết kế. Những workshop nghệ thuật như này luôn được giảng viên thiết kế và truyền cảm hứng đến học viên qua các chủ đề khác nhau. Nằm trong khuôn khổ của Ngày hội trải nghiệm thiết kế, tuy thời gian bị giới hạn nhưng hy vọng các bạn yêu thích sáng tạo đã có những kiến thức bổ ích và tích lũy thêm nhiều ý tưởng mới.