News from LCDF

10 lưu ý khi làm hồ sơ nghệ thuật cho hội muốn du học ngành thiết kế

LCDF_ Chuan bi Ho so nghe thuat (11).jpg

Cho dù bạn có sẵn nhiều tác phẩm tốt nhưng sự thật là tài năng của bạn có thể bị bỏ phí nếu chẳng biết cách làm portfolio/hồ sơ nghệ thuật.

Với 18 năm trong ngành đào tạo nhiều chuyên ngành thiết kế sáng tạo, cầm trên tay hàng nghìn hồ sơ nghệ thuật, đưa hàng trăm sinh viên du học, Học viện Thiết kế &Thời trang London Hà Nội đã chắt lọc ra 10 lưu ý khi làm hồ sơ nghệ thuật/portfolio. Cùng tìm hiểu nào!

1 - Chất lượng hơn số lượng

1Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (10).jpg

Một lỗi lớn của nhiều người khi làm hồ sơ nghệ thuật du học thiết kế là nhồi nhét tác phẩm. Câu nói đùa “càng nhiều, càng…ít” hóa ra lại đúng trong trường hợp này. Có thể nó sẽ khiến ban tuyển chọn bị bội thực và cuối cùng là chẳng đọng lại gì.

Hãy gạt bỏ “lòng tham”, chắt lọc tác phẩm nổi bật nhất và phải phù hợp với chuyên ngành.

2 - Khoe cá tính riêng

2Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (9).jpg

Phong cách cá nhân là không thể thiếu ở mỗi nhà thiết kế. Đôi khi đẹp tròn trịa nhưng mờ nhạt lại không ấn tượng, tiềm năng bằng “xấu lạ”, độc đáo. Hãy là chính mình để không thể bị trộn lẫn.

3 - Thể hiện đam mê

3Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (5).jpg

Đam mê cũng là một yếu tố để đánh giá tiềm năng thiết kế. Nó có thể được thể hiện trong loạt tranh phác thảo, quá trình kỳ công cho ra một tác phẩm hay hàng loạt thử nghiệm của bạn về chất liệu…

4 - Chú trọng quá trình thiết kế

4Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (1).jpg

Bạn đang làm hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế Thời trang và chỉ chăm chăm khoe bộ sưu tập, hay loạt phối cảnh hoành tráng trong portfolio Thiết kế Nội thất? Thật thiếu sót!

Các chuyên gia thẩm định hồ sơ rất muốn xem quy trình thiết kế. Đó là yếu tố đánh giá kỹ năng nghiên cứu, thực hành và tiềm năng của bạn.

5 - Sáng tạo

5Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (4).jpg

Đừng cố tìm ra biểu mẫu chuẩn khi làm hồ sơ nghệ thuật vì không một trường nào đưa form mẫu cho portfolio cả. Họ luôn chờ đợi những hồ sơ nghệ thuật mới mẻ, khác biệt.

6 - Những khoảng trống cũng có giá trị

6Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (8).jpg

Bạn nghĩ việc phô bày liên tiếp dày dặc các tác phẩm sẽ khiến người xem phải choáng ngợp về khả năng thiết kế? Thực tế là khi phải điều tiết mắt quá nhiều, người xem có thể sẽ bị mỏi mắt, khó tập trung để phân tích đánh giá, thậm chí bị lướt qua tác phẩm có giá trị.

Vì thế, hãy ghi nhớ mẹo này khi làm hồ sơ nghệ thuật: Tạo nên những khoảng trống, điểm nghỉ cho mắt để quá trình đánh giá hồ sơ đạt hiệu quả tốt nhất.

7 - Phô bày đa dạng kỹ năng

7Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (7).jpg

Sẽ thật tuyệt nếu trong hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế Đồ họa của bạn, ngoài kỹ năng sáng tạo, vẽ, đồ họa 3D, chuyển động mà còn có cả nhiếp ảnh hay sáng tạo trên đa chất liệu… Tuy nhiên, hãy nhớ cả nguyên tắc dưới đây…

8 - Đừng khoe những thành tích không liên quan

8Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (2).jpg

Đúng vậy, ban nên khoe đa dạng kỹ năng thiết kế khi làm hồ sơ nghệ thuật nhưng tất cả đều cần xoay quanh chuyên ngành dự tuyển. Nếu nộp hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế Nội thất, những thành tích như quán quân cờ vua hay vô địch chạy 100m hẳn chẳng giúp ghi thêm điểm mà chỉ làm loãng portfolio.

9 - Portfolio phù hợp với từng trường

9Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (3).jpg

Làm Portfolio cũng giống như gửi CV xin việc. Hãy điều chỉnh CV/Portfolio khớp với đặc thù nơi mà bạn gửi. Mỗi trường thiết kế lại có những tiêu chí đánh giá riêng. Có trường quan tâm về kỹ năng, trường đánh giá cao tác phẩm hoàn thiện, trường yêu cầu sự sáng tạo đặc biệt.

10 - Mở đầu ấn tượng và kết thúc hoành tráng

10Cách làm hồ sơ nghệ thuật portfolio du học thiết kế LCDF Hà Nội (6).jpg

Nên để dành những dự án nổi bật nhất ở đầu và cuối portfolio. Để người xem phải ‘Wow’ ngay từ ‘mở bài’ và trầm trồ với ‘kết luận’. Với mẹo này, ấn tượng mà bạn để lại sẽ thực sự trọn vẹn.

Trên đây là 10 điều cần nhớ khi làm hồ sơ nghệ thuật, hãy áp dụng nó nếu bạn đã có nhiều tư liệu tác phẩm.

Nhưng nếu chưa có sản phẩm nào mà vẫn muốn học thiết kế hay du học? Hãy tham khảo chương trình Dự bị Đại học các chuyên ngành thiết kế dành riêng cho những bạn trẻ chưa có sự chuẩn bị khi đến với ngành này.

Tìm hiểu ngay tại đây nhé: http://www.designstudies.vn/vi/courses/undergraduate-courses/international-design-foundation/

LCDF