News from LCDF

Triển lãm cuối kỳ Thiết kế nội thất - hơi thở bền vững có trong mọi ngóc ngách

This page is also available in English
6.2.jpg

Triển lãm cuối kỳ: Thiết kế Nội thất & Kiến trúc đang diễn ra tại Học viện Thiết kế & Thời trang London - Hà Nội. Triển lãm lần này trưng bày các vật liệu tái chế do sinh viên thử nghiệm, những thiết kế sản phẩm sáng tạo và các mô hình không gian triển lãm

0.1.1.jpg

Quá trình nghiên cứu để tạo nên sản phẩm được các nhà thiết kế trình bày chi tiết, khiến nhiều bạn trẻ trầm trồ vì sự kỳ công.

0.2.jpg

Một bạn sinh viên Thiết kế Nội thất chia sẻ: “Để có được đề án kỳ này, bọn mình tự điều tra, thu thập rác thải từ các doanh nghiệp sản xuất và môi trường sống xung quanh, làm ra các chất liệu nhựa sinh học mới có khả năng phân hủy hoàn toàn, đồng thời cũng hợp tác với các bên cung cấp các vật liệu sẵn được sản xuất rất chuyên nghiệp từ rác thải”.

2.2.jpg

Sinh viên đã thử nghiệm tạo ra các vật liệu tái chế từ vỏ ống hút, bã trà, bã café, hoa cúc… Đây chưa phải là những vật liệu có thể đi vào sử dụng, nhưng quá trình này giúp các nhà thiết kế tương lai được trực tiếp trải nghiệm để rút ra bài học thay vì chỉ ngồi lướt net đọc tài liệu.

2.1.jpg

Các bước thử nghiệm tạo ra vật liệu từ ống hút cũ.

3.jpg

Sinh viên đã dùng tới nhiều phương pháp như nghiền, ép, nung, rèn, nướng… để tái chế đồ bỏ đi thành vật liệu mới.

4.jpg

Nhiều khách tham quan trầm trồ khi biết tấm trang trí rất chắc chắn này chính là từ vỏ hộp sữa nghiền và ép lại.

5.jpg

Cũng vẫn là vỏ hộp sữa, mức độ nghiền mịn hơn sẽ tạo ra được chất liệu khác, nặng và chắc chẳng kém gì xi măng, thép. Đây là những mẫu vật do sinh viên sưu tầm trong quá trình nghiên cứu về vật liệu tái chế.

6.2.jpg

Tất cả bài của sinh viên đều làm theo hướng dùng vật liệu rác thải, thân thiện với môi trường đã có sẵn ở Việt Nam. Thiết kế bền vững không chỉ thể hiện ở vật liệu được chọn, mà cách sản xuất, sử dụng, và nghĩ đến sau khi sử dụng thì vật liệu sẽ được xử lý như thế nào.

6.3.jpg

“Chúng mình muốn tạo ra những thiết kế có vòng đời tuần hoàn mãi mãi chứ không phải dùng vật liệu tái chế tạo ra nó, sơn vẽ lên để rồi khi nó hỏng thì vất đi không thể tái chế lại” – sinh viên Nội thất chia sẻ với khách tham quan.

6.jpg

“Khối đá” này thực chất được làm từ vỏ mít. Nhà thiết kế muốn tận dụng vỏ mít – một loại quả phổ biến tại Việt Nam để làm ra những chiếc ghế, bàn nhỏ có tác dụng trang trí.

7.jpg

3 chiếc ghế hình dáng khác hẳn nhau, nhưng đều làm từ vật liệu tái chế. Để thiết kế được 3 khối đá không có hình khối rõ ràng, lại vẫn chắc chắn khi xếp chồng lên nhau là điều không đơn giản. Với chiếc ghế ở giữa, nó hoàn toàn có thể tháo rời các bộ phận. Chiếc ghế thứ ba được thiết kế với mục đích để người ngồi còn có thể nghịch, sáng tạo.

8.2.jpg

Nhà thiết kế chia sẻ lại những hình ảnh trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm và hoàn thiện chiếc ghế đa năng.

7.2.jpg

Chiếc ghế hộp vừa để chơi vừa đựng đồ.

7.3.jpg

Quá trình sản xuất ra nó được nhà thiết kế ghi lại tỉ mỉ.

8.jpg

Mô hình thu nhỏ của các phiên bản ghế linh hoạt. Bám sát tiêu chí bền vững, những chiếc ghế này hoàn toàn có thể thay thế từng chi tiết để tránh tình trạng phải vất đi cả chiếc ghế khi có 1 bộ phận bị hỏng. Phần đệm ghế được làm từ sợi của áo len cũ dệt lại, khăn choàng ghế làm từ vải cũ ở các studio.

9.jpg

Khu vực trưng bày thiết kế không gian triển lãm. Những cuốn sketch dày, nặng cho người đọc thấy quá trình nghiên cứu tỉ mỉ của các sinh viên. Họ đã phải đi rất nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, học các kiến thức mới như về sắp xếp không gian, phân bổ ánh sáng… mới có thể hoàn thành được bài tập.

9.1.jpg

Chọn đề bài Thiết kế không gian triển lãm Tò he Việt, sinh viên Minh Hiền biến không gian triển lãm thành chiếc đèn chùm khổng lồ, những chiếc khay được treo lơ lửng để bày tò he. Sợi len đan thành chiếc khay là nguyên liệu thừa của một thương hiệu thời trang lớn.

15e0caaef19a03c45a8b.jpg


Người tham quan sẽ được tương tác khi tham quan triển lãm dưới hình thức thu âm lại chia sẻ của mình và nghe lại từ người khác.

output_5rI7M3-1500ms.jpg

Bản vẽ cho biết đâu là khu vực khách tham quan trải nghiệm bằng công nghệ, đâu là khu vực chỉ đơn thuần tương tác vật lý với đồ trưng bày.

10.jpg

Mô hình triển lãm khiến nhiều khách tham quan thích thú vì sự sáng tạo và tỉ mỉ. Phải hoàn thành từ khâu tìm ý tưởng, nghiên cứu, thử nghiệm, cho ra bản vẽ rồi tới dựng mô hình… đó là khối lượng công việc rất lớn mà mỗi sinh viên chuyên ngành Thiết kế Nội thất & Kiến trúc tại Học viện Thiết kế và Thời trang London thực hiện.