News from LCDF

4 hiểu lầm về Thiết kế sáng tạo – nghề hot bao trùm mọi lĩnh vực

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (1).jpg

1 - Hiểu lầm #1: Nhà thiết kế giống với người họa sỹ, chỉ biết mơ mộng, bay bổng không thực tế

Nhiều phụ huynh nghĩ về nghề thiết kế là đã mặc định trong đầu hình ảnh người họa sĩ ngồi một chỗ vẽ vời để rồi sau đó gạt phắt khi con bày tỏ ý định theo học thiết kế thời trang, thiết kế nội thất hay thiết kế đồ họa.

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (3).jpg

Hãy so sánh luôn 5 điểm khác biệt giữa Một họa sĩ và một người làm thiết kế. Và bạn sẽ nhận ra nghề thiết kế thực sự là một công việc rất nghiêm túc.

Họa sỹ mỹ thuật

  • Tự làm việc độc lập và quyết định các ý tưởng của mình hoặc làm việc với khách hàng dựa trên yêu cầu của họ
  • Thực hiện ý tưởng của mình ở 1 trong 3 cách thức thích hợp nhất, có thể là Vẽ tranh, Điêu khắc hoặc In ấn
  • Tạo ra tác phẩm thể hiện cái tôi cá nhân và cá tính nhiều hơn
  • Tác phẩm truyền cảm hứng, mang tới thông điệp khác nhau cho người xem.

image015.jpg

Tác phẩm của họa sỹ Tô Ngọc Vân được Nhà thiết kế làm nguồn cảm hứng cho mục đích quảng bá Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Nhà thiết kế

  • Mỗi Nhà thiết kế phải phục vụ cho một ngành công nghiệp cụ thể, ví dụ: thiết kế nội thất liên quan đến ngành xây dựng, thiết kế đồ họa hoạt động trong hầu hết các ngành, thiết kế thời trang phục vụ ngành công nghiệp thời trang v.v…
  • Nhà thiết kế là người phát triển giải pháp và sản phẩm cho các nhu cầu thương mại của khách hàng. Vì vậy, Nhà thiết kế khi lên ý tưởng thường phải lên kế hoạch sản xuất hoặc thậm chí có khả năng sản xuất sản phẩm cho khách hàng.
  • Tạo ra tác phẩm phải thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Thiết kế là một hoạt động mang tính dự án với thời hạn sản xuất liên tục, Nhà thiết kế cần phải quen với áp lực thời gian hoặc linh hoạt.
VD: Nhà thiết kế nội thất tạo ra một chiếc giường có khả năng xếp gọn thành bàn học dành cho khách hàng có không gian chật hẹp, Nhà thiết kế thời trang tạo ra chiếc đầm với phom dáng giấu bụng dành cho những vị khách mới sinh con v.v...
  • Sản phẩm thiết kế có mục đích rõ ràng, công năng cụ thể. Sẽ là 1 sp thiết kế hỏng nếu nó mang tới nhiều cảm nhận khác nhau. Ví dụ: thiết kế poster phim kinh dị lại khiến người xem tưởng phim hài, thiết kế ghế ngồi giám đốc lại thành ghế ngồi uống café, ghế đọc sách v.v..

Nếu những điều trên chưa thể giải “nỗi oan” lông bông, mơ mộng cho nghề thiết kế, hãy kéo xuống tiếp xem có phải bạn vẫn còn 3 điều hiểu sai về nghề nghiệp thú vị và cần thiết này nhé!

Hiểu lầm #2: Nghề thiết kế không có tương lai, ít cơ hội nghề nghiệp.

Cùng làm 3 thử nghiệm này để tự bạn rút ra được tầm quan trọng của ngành nghề này nhé.

Đầu tiên, hãy nhìn xung quanh. Nhìn vào bộ đồ bạn đang mặc, chiếc bàn làm việc của bạn, căn phòng, rồi đến chiếc tivi, và mẩu quảng cáo vừa chiếu trên đó. Ai là người góp phần làm nên nó?

Đó chẳng phải là nhà thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và thiết kế đồ họa sao. Vậy nghĩa là mọi ngóc ngách trong cuộc sống của chúng ta đều cần bàn tay nhà thiết kế.

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (4).jpg

Một tác phẩm Thiết kế đồ họa của sinh viên LCDF - Hanoi

Thử nghiệm thứ hai, Google từ khóa “nhân viên thiết kế”, bạn sẽ thấy gần 11 triệu kết quả trả về. Cũng rất đáng để cân nhắc phải không nào bởi con số này lớn hơn hẳn so với con số khi bạn tìm kiếm các nghề như: nhân viên sale, nhân viên ngân hàng, kỹ sư...

Với các phụ huynh muốn được trả lời chi tiết câu hỏi: “Con tôi học thiết kế ra thì làm gì, ở đâu?”. Hãy làm thứ nghiệm thứ ba. Ghé trang tuyển dụng lớn hàng đầu Việt Nam là Vietnamwork. Tại đây, bạn sẽ thấy khối ngành: “Kiến trúc/nội thất”, “Mỹ thuật/nghệ thuật/thiết kế”, “Thời trang” đều được tạo các nhóm riêng đứng ngang hàng với những ngành nghề phổ biến như bác sĩ, kế toán, giáo dục....

Ngành thiết kế đồ họa sẽ rất dễ kiếm việc vì nó thuộc lĩnh vực truyền thông – Mà có công ty lớn nào lại thiếu bộ phận truyền thông, quảng cáo? Đó là còn chưa kể cơ hội việc làm tại các tòa báo, nhà sách, hãng phim, công ty quảng cáo, in ấn, thiết kế bao bì, thiết kế web...).

Với thiết kế thời trang, không để tự mở thương hiệu riêng, làm thiết kế cho các công ty, con bạn còn có thể trở thành stylist thời trang, chuyên gia marketing, cố vấn cho cá cá nhân lẫn thương hiệu.

1. Mei Me.jpg

Stylist thời trang Mei Mei trong buổi ra mắt MV Màu nước mắt

Mei Mei.jpg

Tác phẩm styling do Mei Mei thực hiện trong MV Màu nước mắt

Còn về lĩnh vực thiết kế nội thất, gần đây bạn có nghe tới Nghiện nhà? Một group khoe nhà đẹp mở chưa đầy 1 tháng đã đạt gần triệu follow. Nó cho thấy nhu cầu trang trí nơi ở cũng như mua sắm sửa các đồ nội thất đẹp của người Việt lớn đến mức nào? Vậy có thể chứng mình tương lai, độ hot của nghề thiết kế nội thất chứ nhỉ?

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (5).jpg

Đề án Trường dạy nấu ăn của Nhà thiết kế Trịnh Phương Linh

Phuong Linh.jpg

Đề án Không gian trưng bày nghệ thuật đương đại của Nhà thiết kế Lê Phương Liên

Hiểu lầm #3: Bắt đầu khi mới 16 tuổi là quá sớm (hãy chờ đến năm 18 tuổi, chọn ngành kinh tế theo số đông cho chắc rồi đi học bằng 2 ngành thiết kế)

Mấu chốt chính là ở chỗ: khác với nhiều nước phát triển, tại Việt Nam, các môn học tạo nguồn cho ngành Thiết kế (như mỹ thuật, sáng tạo) chưa được vào giảng dạy ở bậc học phổ thông. Vì vậy, hầu hết học sinh và các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ ngành thiết kế thường cho rằng thiết kế chưa thể trở thành một cơ hội nghề nghiệp thực sự. Những bạn trẻ theo đuổi ngành thiết kế khi phát hiện ra mình thiếu kiến thức cần được học tập bài bản thì đã quá muộn.

Để hiểu rõ hơn về ngành Thiết kế, con bạn có thế khám phá đam mê và tài năng của mình bằng cách tham gia các chương trình học tạo nguồn tại các trường Đại học hoặc sau phổ thông. Việc này giúp các em đưa ra quyết định đúng đắn về chuyên ngành cho chương trình cử nhân và định hướng nghê nghiệp sau này.

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (1).jpg

Một lớp học tạo nguồn tại LCDF – Hanoi

Hiểu lầm #4: Học thiết kế phải có hoa tay, phải vẽ đẹp

Nếu bạn muốn trở thành một họa sỹ minh họa, công việc này bắt buộc Nhà thiết kế phải có khả năng vẽ tay đẹp. Hầu hết các Nhà thiết kế đều cần biết vẽ như một công cụ để thể hiện ý tưởng bằng hình ảnh, nhưng bạn cần biết không phải Nhà thiết kế nào cũng cần vẽ giỏi. Điều quan trọng là họ cần truyền tải thật nhanh ý tưởng trong đầu mình ra bản vẽ - những bản thiết kế thần tốc. Phần việc sau đó có thể được hỗ trợ bởi các phần mềm đồ họa hoặc các họa sỹ vẽ minh họa.

Ngoài ra, nếu vẫn lo lắng việc con bạn không có hoa tay, sẽ khó khăn khi theo nghề, đừng quên “Thiên tài Albert Einstein từng nói: “Thiên tài là 1% từ năng khiếu và 99% từ sự lao động cần cù”. Vì thế, con bạn hoàn toàn có thể cải thiện kỹ năng vẽ bằng quá trình luyện tập. Học viện thiết kế và thời trang London đã chứng kiến rất nhiều màn “lột xác” hoa tay của những sinh viên từ khi mới vào trường, chỉ biết vẽ nguệch ngoạc cho tới khi các bạn có thể trình bày những bức vẽ không kém gì tác phẩm nghệ thuật.

Nhung hieu lam ve nganh Thiet ke sang tạo (2).jpg

Sự thay đổi của những tác phẩm vẽ sau một thời gian học tại LCDF-Hanoi