News from LCDF

Các bộ sưu tập thời trang bền vững dưới góc nhìn của các nhà thiết kế trẻ

This page is also available in English
Untitled-1 copy.JPG

Rút sợi, chắp vải, đan tay thủ công hoàn toàn từ các vật liệu tái chế đã khiến những vật liệu phế phẩm bỏ đi được tái tạo thành chất liệu mới thú vị và độc đáo hơn những thứ nguyên bản ban đầu.

Các nhà thiết kế trẻ Học viện Thiết kế và Thời trang London tại Hà Nội đã sử dụng sức sáng tạo của mình mang đến những tác phẩm thời trang bền vững độc đáo và mang đầy tính tuyên ngôn tại Tuần lễ thời trang tốt nghiệp vừa qua.

TUSS9006.JPG

Qua con mắt sáng tạo của các bạn, đồ phế thải có thể được tái sử dụng, những sản phẩm cũ có thể được làm mới, những câu chuyện có thể được chắp nối, và xã hội sẽ ngày càng được cải thiện. Các nhà thiết kế đã dùng thời trang như một tuyên ngôn mới, đại diện cho giới trẻ hoạt động nghệ thuật một cách có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

DSC_1183.jpg

BST Nhận thức ( Admonitio) của NTK Lương Ngọc Quỳnh phản ánh thực trạng tham gia giao thông như các hành vi vượt đèn đỏ, không thắt dây an toàn, uống rượu bia khi lái xe… khiến tai nạn giao thông luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay.

DSC_1197 (1).jpg

TUSS8964.JPG

Ngoài việc tái chế lại vải quần áo cũ, yếu tố đa dụng được Nhà thiết kế chú trọng khiến một trang phục có thể có 2 cách mặc tuỳ theo gu thẩm mỹ cá nhân và có thể kết hợp ngẫu nhiên các thiết kế khác trong Bộ sưu tập thời trang.

DSC_1254.jpg

NTK Bùi Trà My với BST Màu hoài niệm đưa công chúng về với miền Bắc những năm tháng thời kỳ Pháp thuộc.

TUSS9039.JPG

Nhà thiết kế đã sử dụng vải tái chế, vải vụn trong những mẫu đính kết tái hiện lại tranh Đông Hồ lên sản phẩm.

TUSS9046.JPG

Một số mẫu trong bộ sưu tập được sử dụng các nguồn vải được sản xuất tại Việt Nam, hạn chế nguyên liệu và khí thải đến từ khâu vận chuyển.

TUSS9151.JPG

BST Đấu trường kỳ ảo của NTK Lê Trần Vân Khánh là sự kết hợp hài hoà của các yếu tố tương lai như trò chơi thực tế ảo, công nghệ, cyberpunk, thuyết đa thần của văn minh Ai Cập cổ đại và trang phục bảo hộ bắn súng

TUSS9180.JPG

Luôn tin rằng yếu tố bền vững rất cần được quan tâm trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay, NTK Vân Khánh sử dụng các chất liệu vải và bông còn thừa từ những bộ sưu tập trước, kết hợp cùng vải xếp ly Ai Cập và vải da để thể hiện thông điệp của mình

DSC_1423.jpg

NTK Nguyễn Tuấn Anh bộ sưu tập Phản địa đàng ( Dystopia) xoay quanh hình ảnh của cuộc sống trong thế giới tương lai nơi chúng ta bị chi phối và điều khiển bởi công nghệ và mạng xã hội. Con người dần hình thành các dạng nhân cách chắp vá và tạo ra mặt nạ cho bản thân.

TUSS9191.JPG

Phom dáng trong bộ sưu tập này được khai thác từ các chất liệu hình ảnh phản ánh tư thế cô lập, sự mất cân bằng trong các tác phẩm văn học viễn tưởng, biểu diễn và nhiếp ảnh.

DSC_1445.jpg

Điểm đặc biệt trong việc sử dụng chất liệu của BST này là việc tái tạo những mảng chất liệu cũ thành sản phẩm hoàn chỉnh.Những mảnh da cũ còn sót lại trong quá trình làm ra những BST trước được NTK Tuấn Anh ghép với nhau. Tuy chúng không bóng bẩy, hoàn hảo nhưng lại hoàn toàn thể hiện được thông điệp chủ đề mà NTK muốn đem lại.

NTK Vũ Trần Ngọc Anh mang đến bộ sưu tập "Chữa lành tâm hồn" ( Healing the soul) lấy cảm hứng từ phong cách tự do và “rực rỡ “ của nghệ sĩ người Ni-giê-ria, Fela Kuti.

TUSS9275.JPG

Các thiết kế là sự kết hợp những hoạ tiết truyền thống đặc trưng của Châu Phi và phong cách retro của phương Tây như từ những chiếc quần ống loe phối với áo ghi-lê hay áo blazer ngoại khổ.

TUSS9291.JPG

DSC_1351.jpg

Cách phối hợp màu sắc của bộ sưu tập rất sáng, táo bạo và màu sắc chủ yếu được sử dụng là màu vàng và cam tượng trưng cho sự tích cực, lạc quan.

Hầu hết những chất liệu được sử dụng trong bộ sưu tập là tự nhiên và sinh học phân hủy. Màu vàng được lấy từ quá trình nhuộm tự nhiên sử dụng bột nghệ và phần vỏ và hạt của trái bơ để giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường mà quá trình nhuộm công nghiệp gây nên.

TUSS9376.JPG

NTK Nguyễn Bảo Dung với BST “Mảnh ghép suy nghĩ” lấy ý tưởng xoay quanh khả năng phá và tái cấu trúc của dòng suy nghĩ.

TUSS9409.JPG

Các chất liệu của Bộ sưu tập được thu thập từ khắp mọi nơi cũng như những bộ quần áo cũ đầy kỷ niệm, lông cừu thu hoạch từ trang trại bền vững ở California hay vải làm từ vụn gỗ gửi tặng từ Texas.

NTK Nguyễn Bảo Dung với BST “Mảnh ghép suy nghĩ” lấy ý tưởng xoay quanh khả năng phá và tái cấu trúc của dòng suy nghĩ.

TUSS9387.JPG

Nhờ các kỹ thuật phá vỡ và tái cấu trúc, các thiết kế không có thứ tự cũng như khái niệm mặt trái – mặt phải, người mặc tuỳ ý sử dụng theo ý muốn mà không cần tuân theo luật lệ của trang phục.

TUSS9611.JPG

BST “Du” ( Beyond Original) của NTK Vũ Khánh Linh lấy cảm hứng từ cuộc hành trình khám phá những trải nghiệm và cảm xúc cá nhân với màu sắc chủ đạo được lấy cảm hứng từ các sắc độ khác nhau của mặt trời trong ngày tạo cảm giác về sự thay đổi của thời gian.

TUSS9591.JPG

DSC_1505.jpg

Bằng các phương pháp xử lý chất liệu như rút sợi, chắp vải, đan tay thủ công hoàn toàn từ các vật liệu tái chế vừa là cách thể hiện của thời trang bền vững, đồng thời nhấn mạnh tinh thần của cả bộ sưu tập, từ những vật liệu phế phẩm bỏ đi tái tạo thành các chất liệu mới thú vị và độc đáo hơn cả những thứ nguyên bản ban đầu, tạo nên một vòng đời mới cho chúng.

Có thể nói rằng mỗi bộ sưu tập là một tia sáng dẫn đường cho hy vọng và nỗ lực cải thiện những tổn thất mà chúng ta đã và đang gây ra cho trái đất, đồng thời truyền cảm hứng tích cực trong suy nghĩ và hành động của con người.

Các nhà thiết kế đã dùng thời trang như một tuyên ngôn mới, đại diện cho giới trẻ hoạt động nghệ thuật một cách có trách nhiệm với xã hội và môi trường.