Học thiết kế nội thất cần chuẩn bị những gì?
Thiết kế nội thất là một ngành khó nhưng lại có mức thu nhập cao, để theo học thiết kế nội thất, sinh viên cần chuẩn bị kiến thức cả mỹ thuật, kỹ thuật.
1- Kỹ năng vẽ
Vẽ chắc chắn là kỹ năng đầu tiên mà tất cả các sinh viên học thiết kế nội thất cần chuẩn bị. Đừng lo nếu bạn vẽ xấu vì trong ngành thiết kế, kỹ năng vẽ chủ yếu dùng để phác thảo ý tưởng ban đầu, không bắt buộc phải đẹp long lanh.
Tại các trường đào tạo ngành thiết kế nội thất và kiến trúc như LCDF Hà Nội, nhiều bạn trẻ dù không có năng khiếu nhưng sau khi trải qua những lớp vẽ cơ bản, vẽ chuyên ngành sinh viên đều có thể thực hiện được các bản vẽ phác thảo, vẽ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu cơ bản của nghề.
Bản phác thảo một quán bar của sinh viên Thiết kế Nội thất và Kiến trúc LCDF Hà Nội- Lê Thị Ngoan
2 - Kiến thức về nguyên tắc mỹ thuật
Thiết kế nội thất là phải tạo ra không gian đẹp và phù hợp. Đây là nghề tổng hòa của yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật. Vì vậy người học thiết kế nội thất cẩn chuẩn bị kiến thức về nguyên tắc mỹ thuật bao gồm: màu sắc, hình khối, tỷ lệ, bộ cục, nhịp điệu, nhấn mạnh…
Một mô hình thiết kế của sinh viên Thảo Nguyễn áp dụng những nguyên lý mỹ thuật như sự đối xứng, nhịp điệu…
3- Sự am hiểu về kiến trúc
Kiến trúc và thiết kế nội thất có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến trúc tạo nên bộ khung cơ bản của công trình, quyết định không gian, kết cấu, hình khối bên ngoài. Thiết kế nội thất đảm nhiệm phần “ruột”, lớp vỏ trang trí, không gian bên trong như nội thất, chi tiết trang trí, ánh sáng…. Đây cũng là lý do LCDF Hà Nội đào tạo chuyên ngành thiết kế nội thất và kiến trúc chứ không chỉ đơn thuần là học thiết kế nội thất.
Công việc thiết kế nội thất có thể sẽ can thiệp tới cả cấu trúc của ngôi nhà, thay đổi không gian… chứ không đơn giản như trang trí nội thất, vì thế bắt buộc phải hiểu về kiến trúc.
4- Kỹ năng nghiên cứu
Một thiết kế nội thất đẹp là phải giải quyết được nhu cầu của khách hàng, đưa ra giải pháp tốt chứ không phải đẹp mà bất tiện, khó sử dụng. Chính vì thế, nghiên cứu là một kỹ năng mà những người học thiết kế nội thất bắt buộc phải đào sâu.
Nghiên cứu ở đây là tìm hiểu nhu cầu, vấn đề của khách hàng, thói quen, hành vi, môi trường xung quanh không gian sống…Nếu bản vẽ thiết kế nội thất hoàn thiện là một tảng băng nổi thì khối công việc sau đó, những gì mà nhà thiết kế đã nghiên cứu phải lớn cỡ tảng băng chìm. Nghiên cứu quyết định sự thành bại của một bản thiết kế.
Để tạo nên một bản thiết kế triển lãm, sinh viên Vũ Minh Hiền LCDF Hà Nội đã phải đi nhiều trung tâm triển lãm, vẽ lại sơ đồ đường đi, ánh sáng để nghiên cứu học hỏi.
5- Kỹ năng sáng tạo
Nhiều người mặc định sáng tạo là năng khiếu. Nhưng thực tế không phải vậy, học thiết kế nội thất, bạn có thể được đào tạo kỹ năng này qua nhiều phương pháp. Tại LCDF-Hà Nội, nơi nổi tiếng với “đặc sản” dạy tư tuy sáng tạo, các sinh viên được truyền dạy những công thức cụ thể để hình thành ý tưởng (Ví dụ: triển khai mindmap, ghép nối ngẫu nhiên…) hoặc những phương pháp thực hành độc đáo để tăng óc sáng tạo (Ví dụ: xê dịch giấy khi in để làm méo hình ảnh, kết hợp cùng lúc nhiều phương tiện màu sắc…)
Một chiếc ghế sáng tạo từ ống nước cũ của sinh viên thiết kế nội thất và kiến trúc LCDF Hà Nội.
6- Kỹ năng vẽ 3D
Nếu như vẽ tay, phác thảo chỉ là vẽ nháp, mô tả nhanh ý tưởng (thường bằng bút chì) thì vẽ 3D là kỹ năng mà người học thiết kế nội thất phải chuẩn bị để hoàn thiện bản nháp đó. Đó sẽ là một bản vẽ không gian 3 chiều, thật nhất, chi tiết nhất giúp khách hàng tưởng tượng được chính xác về không gian ngôi nhà của họ trong tương lai.
Các nhà thiết kế nội thất sẽ phải học sử dụng những phần mềm như Auto Cad, 3Ds Max, Revit, Sketchup… Kỹ năng vẽ 3D quan trọng tới mức nó còn trở thành một nghề riêng biệt trong lĩnh vực Kiến trúc, Nội thất.
Tác phẩm vẽ 3D của sinh viên thiết kế nội thất và kiến trúc LCDF-Hà Nội.
7- Hiểu về chất liệu
Hiểu về chất liệu, nhà thiết kế mới có thể chọn lựa vật liệu phù hợp cho từng không gian. Đây là một phần trong chương trình học thiết kế nội thất tại LCDF Hà Nội. Chất liệu quyết định độ bền của công trình, khả năng chịu lực, thích ứng với thời tiết (khô nóng, ẩm mốc… Ví dụ thiết kế nội thất trong nhà tắm cần vật liệu chống ẩm mốc, thiết kế nội thất ngoài ban công lại cần vật liệu bền trước sương gió… Càng có nhiều hiểu biết, nhà thiết kế sẽ càng đưa ra được nhiều lựa chọn chất lượng cho khách hàng.
Một góc triển lãm của sinh viên Thiết kế Nội thất và Kiến trúc LCDF- Hà Nội khi nghiên cứu về các vật liệu tái chế.
8 - Trí tưởng tượng về không gian tốt
Học thiết kế nội thất cần chuẩn bị một khả năng tưởng tượng về không gian. Sản phẩm của bạn là một không gian hoàn thiện chứ không phải một bản vẽ 2D. Giờ thì bạn đã thấy môn hình học không gian ngày xưa có lợi thế nào rồi chứ.
Từ một không gian trống việc của nhà thiết kế nội thất sẽ là tính toán những gì sẽ đưa vào không gian đó, ở vị trí nào cho phù hợp, độ cao, bề rộng của từng chi tiết đều phải liên quan tới nhau. Có thể nói đây là một nghề phải tính toán khá đau đầu và cần sự chính xác.
Bản thiết kế thư viện phong cách mới của sinh viên LCDF- Hà Nội với nhiều không gian khác nhau để học, thư giãn.
9 - Am hiểu văn hóa, địa lý, lối sống
Nhà thiết kế nội thất phải sành điệu. Điều này không sai, sành điệu ở đây có thể hiểu là được trải nghiệm nhiều, biết nhiều xu hướng, những điều mới mẻ, hiểu về văn hóa, lối sống.... Đây sẽ là dữ liệu giúp nhà thiết kế nội thất có thêm ý tưởng tạo nên không gian đẹp, đưa ra gợi ý, giải pháp phù hợp, trúng gu khách hàng.
Để có được kiến thức này, chỉ có một cách là đọc và trải nghiệm thật nhiều. Tại LCDF Hà Nội, sinh viên học thiết kế nội thất được khuyến khích tự học, tự tìm tòi và khám phá, giảng viên không cầm tay chỉ việc nên các sinh viên phải tự nghiên cứu rất nhiều, đó cũng là lý do giúp những nhà thiết kế trẻ tự ghi nhớ và tích lũy được rất nhiều kiến thức sâu.
Đề án nhà hàng xanh của Nhà thiết kế nội thất và kiến trúc Vũ Minh Hiền LCDF Hà Nội lấy cảm hứng từ lối sinh hoạt tự cung tự cấp thu hoạch trực tiếp từ vườn, ao nhà.
10 - Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp ở đây là cách truyền đạt, diễn giải và đặc biệt là đặt câu hỏi đúng để khách hàng chia sẻ thật chi tiết. Từ đó, nhà thiết kế nội thất sẽ vẽ ra được một bức tranh rõ ràng về thói quen, sở thích, hành vi của khách để đưa ra được một bản thiết kế đáp ứng trúng gu của khách. Đây là quá trình nghiên cứu khách hàng– phân tích – đưa ra hành động. Là môn quan trọng trong chương trình học thiết kế nội thất và kiến trúc tại LCDF-Hà Nội. Nhiều nhà thiết kế thậm chí cho cho rằng việc hiểu tâm lý khách hàng” phải được đặt lên đầu tiên trong quy trình làm việc của nhà thiết kế.
Trong một buổi chia sẻ với sinh viên LCDF-Hanoi, các chuyên gia của công ty thiết kế nội thất quốc tế tiết lộ khả năng giao tiếp quyết định rất lớn đến sự thông suốt của quá trình hợp tác, giúp nhà thiết kế ra được sản phẩm đúng ý khách hàng.
LCDF-Hanoi