Cựu sinh viên thiết kế đồ họa chia sẻ kinh nghiệm du học Anh quốc
Thiết kế đồ họa là ngành học hot những năm gần đây do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và nhu cầu truyền thông bằng hình ảnh ngày càng tăng. Do đó, nhu cầu du học thiết kế đồ họa tại các trường đại học thiết kế hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Canada,… cũng tăng theo.
Phạm Phương Thảo cựu sinh viên thiết kế đồ họa Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội hiện đang du học chuyển tiếp năm cuối tại University of the West of England, UK. Hiện tại, Phương Thảo đang học chương trình thạc sĩ chuyên ngành Graphic Arts tại UWE chia sẻ: “Tháng 3 năm 2021 vừa rồi, mình biết đến học bổng 50% của UWE dành cho cựu sinh viên qua một cái email, khoảng 2 slots cho một ngành. Và thế là nảy ra ý định đi du học tiếp. Bàn bạc với mẹ tới lui, cuối cùng mình cũng quyết định là nếu mình có học bổng thì sẽ đi, không thì thôi.”
Phương Thảo đã dành 3 tháng để chuẩn bị hồ sơ gồm hồ sơ nghệ thuật (Portfolio) du học ngành thiết kế đồ họa, xin thư giới thiệu của thầy giáo, sau đó phỏng vấn và nhận link apply học bổng. Kể đầu việc chỉ có vậy nhưng hoàn thành bộ hồ sơ nỗ lực không biết mệt mỏi, Phương Thảo gửi đi khoảng mấy tiếng trước khi hết hạn.
Thư xác nhận được học bổng của Phương Thảo từ trường UWE( nguồn ảnh từ Phương Thảo)
Nỗ lực của cô được đền đáp “Thế nào mà mình lại được học bổng, hạnh phúc như cái meme kia vậy.”
Ở trường, Phương Thảo được hướng dẫn cách giải quyết bài tập không bị giới hạn bởi phần mềm mà có nhiều cách khác nhau. Dưới đây, là các tác phẩm Phương Thảo tham gia thực hành phương pháp in hiện đại và truyền thống tại campus của trường bao gồm in riso, in lưới (screenprinting) và in khắc lino (linocut printing) cũng như in letterpress.
Tác phẩm in treo trên tường (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
Phương Thảo chia sẻ: “Phương pháp in xuất phát tại Nhật Bản, hay được miêu tả giống như sự kết hợp giữa in lưới và photocopy (vì cái máy in cũng có phần scan giống hệt máy photocopy). Mình thích in riso từ hồi ở Việt Nam, tuy nhiên hiện chỉ có vài studio in riso ở trong Sài Gòn thôi, còn sang bên này có nguyên một cái giữa campus nên tận dụng luôn. Mực dùng in riso base dầu, rực hơn in kỹ thuật số, in từng màu một và phải sử dụng những màu có sẵn.”
Tác phẩm Trò chơi con mực bằng in Riso (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
In lưới (Screenprinting) - một kiểu thiết kế mình có sử dụng ảnh chụp. Để in thủ công (in truyền thống) qua lưới thì mình phải chuyển ảnh đó thành từng điểm nhỏ (halftone)
Tác phẩm In lưới (Screenprinting) (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
“Mình rất thích in linocut vì phương pháp này rất thủ công và dễ hiểu, hiệu ứng tạo ra lại độc đáo” Phương Thảo chia sẻ.
Tác phẩm in linocut có tên gọi là “Daydream” (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
Phương Thảo chia sẻ: “Cá nhân mình thấy in letterpress là cực nhất, căn bản là vì tìm chữ và tìm khay chữ mệt nghỉ”
Tác phẩm In Letterpress (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
Phương Thảo tích cực làm nhiều dự án khác nhau để có tác phẩm tốt nhất cho vào hồ sơ nghệ thuật (portfolio) của mình sau khi ra trường. Chứng minh năng lực nhà thiết kế giỏi hay không với nhà tuyển dụng cách tốt nhất cho họ xem dự án bạn đã làm.
Bảng chữ cái được tạo nên từ những gì gắn với quê hương (nguồn ảnh từ Phương Thảo)
Ngoài giờ học ở trường, Phương Thảo khá năng nổ trong các hoạt động bên lề của cộng đồng sinh viên ở đây như tham gia nhóm nhảy
Tất nhiên, không thể bỏ qua cảnh đẹp của nước bạn với chuyến du lịch cùng bạn bè.
Phương Thảo chụp ảnh tại Lâu đài Cardiff Castle (Castell Caerdydd) xứ Wales, UK
Bạn đang tìm hiểu chương trình du học thiết kế đồ họa, tham khảo chương trình cử nhân thiết kế đồ họa tại LCDF-Hanoi với chương trình du học chuyển tiếp đa dạng.
http://designstudies.vn/vi/courses/undergraduate-courses/graphic-design/