Truyền thông và Marketing thời trang – Xu hướng mới cho hội gen Z đam mê thời trang
Không chỉ là công việc giúp đẩy mạnh doanh số, Truyền thông và Marketing thời trang đóng vai trò quan trọng không hề kém cạnh so với các nhà thiết kế. Nếu trang phục là sản phẩm của nhà thiết kế thì truyền thông tạo ra tiếng nói, âm thanh, ngôn từ, hình ảnh của những trang phục đó. Đây là công việc tạo nên hình ảnh của thương hiệu, là bộ óc sáng tạo của những chiến dịch quảng bá thời trang đình đám.
Các tổng biên tập tạp chí thời trang luôn ngồi dãy ghế đầu trong các show diễn, ý kiến của họ có ảnh hưởng lớn tới sự thành bại của một bộ sưu tập. (Ảnh: The Conversation)
Tại sao ngành Truyền thông và Marketing thời trang ra đời?
“Tôi không coi mình là nô lệ của thời trang mà là người trông coi và giám tuyển thời trang”. – André Leon Talley, cố tổng biên tập tạp chí Vogue Mỹ.
Nếu giới nghệ thuật luôn cần đến những nhà giám tuyển với đôi mắt tinh tường thì trong ngành thời trang họ là những blogger, influencer thời trang, biên tập viên thời trang, giám đốc sáng tạo và ekip truyền thông marketing đứng sau những show diễn, những bộ sưu tập, chiến dịch quảng bá hoành tráng.
Tác phẩm phối đồ của stylist Hoàng Ku – cựu sinh viên LCDF – Hà Nội trong MV Gieo Quẻ của Hoàng Thùy Linh. (Ảnh: Hoàng Ku)
Không cần tham gia trực tiếp thiết kế trang phục, bạn vẫn có thể tạo nên dấu ấn và lan tỏa thương hiệu và vẻ đẹp của thời trang với các công việc đa dạng khác khi học Truyền thông và Marketing thời trang. Đây là chương trình giảng dạy thiết yếu trong các học viện, trường đại học thiết kế và thời trang trên toàn thế giới trong đó có LCDF – Hà Nội.
Sinh viên Truyền thông và Marketing thời trang học gì?
Không gói gọn trong quy trình thiết kế trang phục như thiết kế thời trang, bộ phận truyền thông và marketing đồng hành và quyết định tới cách một bộ sưu tập đến tay người tiêu dùng từ nghiên cứu khách hàng, xu hướng, phát triển sản phẩm, quảng bá, phân phối và bán hàng.
Các kiến thức mà sinh viên ngành Truyền thông và Marketing thời trang thường xoay quanh:
- Quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng thời trang
- Sáng tạo và phát triển ý tưởng
- Nghiên cứu văn hóa và lịch sử
- Phân tích, dự báo xu hướng
- Nhiếp ảnh thời trang
- PR và truyền thông
- Quản lý và kinh doanh
- Quảng bá và marketing
- Nhận diện, quản lý thương hiệu
- Trưng bày thời trang
- Xử lý khủng hoảng truyền thông
Ngành Truyền thông Marketing Thời trang phù hợp với những bạn trẻ đam mê thể hiện kiến thức thời trang qua việc viết blog hay làm video Youtube, đem đến những góc nhìn mới mẻ qua nhiều hình thức khác nhau.
Bài tập Nhiếp ảnh thời trang của sinh viên Đặng Vũ Khánh An - sinh viên Truyền thông & Marketing Thời trang LCDF -Hanoi.
Tương lai của ngành Truyền thông và Marketing thời trang
Với đặc tính cập nhật và thay đổi liên tục, ngành Truyền thông và Marketing thời trang phù hợp với các bạn trẻ gen Z nhanh nhạy với xu hướng và có nhiều hiểu biết về công nghệ. Các sinh viên ngành này có thể đảm nhận rất nhiều công việc như: chuyên viên marketing, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường, chuyên viên thu mua, xây dựng và phát triển thương hiệu, giám đốc sáng tạo, chuyên viên trưng bày, quản lý cửa hàng, phóng viên/Biên tập viên thời trang, dự báo xu hướng, tổ chức sự kiện thời trang, truyền thông thời trang, cố vấn hình ảnh, stylist, nhà kinh doanh thời trang, v.v…
Thefashionalleyvn – trang Instagram mới mở vài tháng đã hút gần 10 ngàn lượt theo dõi của Bùi Lê Ngọc Vy – sinh viên khoa Truyền thông Marketing Thời trang LCDF Hà Nội.
Một số cựu sinh viên LCDF – Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực Truyền thông và Marketing thời trang như stylist Hoàng Ku, stylist Mai Diệu Vi, nhiếp ảnh gia Bobby Nguyễn đã và đang đạt được những thành tựu và khẳng định tên tuổi của mình trong ngành. Với các lựa chọn nghề nghiệp phong phú và tiềm năng, đây là một định hướng chuyên ngành đáng cân nhắc đối với các bạn trẻ gen Z còn đang phân vân với đam mê thời trang của mình.