News from LCDF

Sinh viên thiết kế đồ họa tiết lộ bí quyết để có công việc tốt lương cao

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (1).jpg

Tốt nghiệp ngành Thiết kế đồ họa tại Học viện Thiết kế và Thời trang London Hà Nội năm 2020, Phạm Hà An hiện là nhà thiết kế đồ họa UX-UI cho một công ty của Singapore (đặt tại Việt Nam) và một công ty (làm online) tại San Francisco Mỹ.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (1).jpg

Nhà thiết kế đồ họa Phạm Hà An.

Công việc chính của Hà An là Product designer - người xây dựng và thiết kế sản phẩm với 2 giai đoạn: 1 là thiết kế UX (User Experience) - xây dựng một sản phẩm đem lại trải nghiệm người dùng tốt; 2 là UI (User interface) - giai đoạn đưa sản phẩm tiếp cận với người dùng. "Nếu UX là phần lõi thì UI chính là bao bì của sản phẩm. Quan trọng là phải xây dựng một giao diện sao cho đẹp mà vẫn hữu dụng chứ không phải khiến người dùng loay hoay khó dùng".

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (2).png

Một sản phẩm của Phạm Hà An trong vai trò nhà thiết kế UX/UI.

Có một điều thú vị là thiết kế UX-UI vốn không phải mảng thế mạnh của Hà An khi còn học tại LCDF- Hà Nội. Cô chia sẻ những trải nghiệm của mình:

Mọi cơ hội tốt bắt đầu từ hồ sơ xin việc ấn tượng

Vào học kỳ cuối tại LCDF- Hà Nội, bọn mình được thầy cô trau chuốt từng tí về cách chuẩn bị hồ sơ xin việc để thu hút nhà tuyển dụng. Mình còn tham khảo thêm những người từng có hồ sơ lọt mắt xanh các công ty lớn.

Mình nhận thấy ở Việt Nam, các bạn thường ít chú trọng đến cover letter (thư xin việc) nhưng mình lại được thầy cô nhấn mạnh rất nhiều về nó. Do đó, khi mình được nhận vào làm tại công ty đầu tiên, mọi người có nói họ bị ấn tưởng bởi CV vì sự chỉnh chu, tâm huyết (mình nghĩ dù nhà tuyển dụng không có quá nhiều thời gian để đọc nhưng đủ làm họ ấn tượng).

Cuối cùng phỏng vấn là điều quyết định. Ở trường, mình đã có những buổi phỏng vấn thử với các nhà tuyển dụng thật nên đã có sự làm quen trước.

Bộ hồ sơ xin việc của mình gồm:

- Portfolio (hồ sơ nghệ thuật) với các tác phẩm mình đã làm trong thời gian đi học thật trau chuốt.

- CV, thư xin việc là thứ gây ấn tượng không kém nên cũng cần thật tâm huyết, làm riêng từng CV cho mỗi nhà tuyển dụng.

- Chuẩn bị một tinh thần thật tốt để thể hiện được bản thân, vốn kiến thức, góc nhìn của mình

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (3).png

Một thiết kế Phạm Hà An lấy cảm hứng từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, lồng ghép những tác phẩm hội họa Việt Nam nổi tiếng với hình ảnh các bạn trẻ hiện đại.

Lý do đến với ngành thiết kế UX/UI (thiết kế giao diện, trải nghiệm người dùng)

Ngay sau khi tốt nghiệp, mình nhanh chóng được nhận vào một agency khá uy tín ở Việt Nam. Mình đã mạnh dạn tự ứng tuyển qua mảng thiết kế UX/UI – một mảng mà mà khi đó hiểu biết của mình mới nằm ở sách vở là chính, thực hành cũng mới chỉ làm dự án giả lập.

Ở công ty này, mình được tham gia vào dự án lớn là làm app My Viettel, được giao nhiệm vụ lên ý tưởng làm sản phẩm đấu thầu cho Techcombank. Nền móng kiến thức UX-UI của mình được bồi đắp rất nhiều từ sự giúp đỡ ở công ty này.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (1).png

So sánh khác biệt giữa UX và UI. UX là cách người dùng sử dụng website/app, UI là cái người dùng nhìn thấy. (Ảnh: Graffersid)

Bí quyết tiếp cận cơ hội công việc tốt

Thông qua kênh tuyển dụng Vietnamworks, mình được một công ty của Singapore tại Việt Nam (đãi ngộ rất tốt) liên hệ. Có 2 buổi phỏng vấn, một buổi với team leader và một buổi với sếp tổng người Singapore, bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Mình luôn nghĩ cứ thật thà một chút vì không chỉ công ty phỏng vấn mình mà mình cũng đang phỏng vấn họ nên phải chân thành, rõ ràng với nhau mới biết có phù hợp để làm việc cùng hay không. Sau đó, mình được nhận và tiến hành xin nghỉ việc ở công ty đầu tiên.

Một kênh khác giúp mình có thêm cơ hội việc làm tốt là LinkedIn. Qua kênh này, một công ty tại San Francisco Mỹ đã biết và liên hệ với mình để trở thành Nhà thiết kế UX/UI cho dự án của họ. Từ đó mình thấy LinkedIn cũng là nơi PR bản thân hiệu quả, chúng ta cần trau chuốt nó vì biết đâu cơ hội sẽ đến bất ngờ.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (4).jpg

Ngoài LinkedIn, Hà An còn cập nhật các thiết kế của mình trên Behance.

Tầm quan trọng khi nắm vững kiến thức nền

Khi đi học, mình chưa từng nghĩ sẽ làm về mảng UX/UI vì nó còn mới với mình. Dù có môn thiết kế web nhưng môn đấy mình không quá giỏi nên vẫn tập trung nhiều cho graphic design.

Tuy nhiên, vì graphic design và UX/UI có chung nền móng là tư duy thiết kế và quy trình thiết kế. 2 phần này được thầy cô dạy rất kỹ nên khi đã nắm chắc, mình thấy chuyển sang UX/UI vẫn rất dễ tiếp thu. Chủ yếu bạn vẫn phải kiên nhẫn và có ý thức tự học cao.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (3).jpg

Vì mỗi lớp chỉ giới hạn lượng người nhất định nên từng sinh viên LCDF-Hanoi đều được giảng viên theo dõi, hướng dẫn chi tiết, thu nạp kiến thức sâu.

Còn một điều hữu ích khác mình được học ở trường trong quá trình phân tích brief là bất cứ vấn đề gì cũng phải đi từ cốt lõi, phải hiểu bản chất mới có thể đem lại giải pháp hiệu quả.

Những lưu ý khi làm cùng lúc tại 2 công ty nước ngoài

Với vị trí của một UX/UI designer ở công ty nước ngoài đặc biệt là môi trường start up, mình thấy điều cần chú ý nhất là hiểu sếp muốn gì. Việc bất đồng ngôn ngữ sẽ là một rào cản, do đó khi nhận brief mà chưa hiểu rõ, đừng ngần ngại hỏi lại sếp để nhận thông tin đúng.

Tiếp đó là sự cẩn thận và tính đúng giờ, mình nghĩ cái này bạn nào học đến hết năm 1 LCDF=Hà Nội rồi thì đều sẽ giác ngộ. Ở công ty nước ngoài thường thì công việc là công việc, ít chuyện phiếm.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (5).jpg

Phạm Hà An giới thiệu với khách tham quan về đồ án tốt nghiệp của mình trong sự kiện Triển lãm tốt nghiệp Thiết kế đồ họa. Tư duy thiết kế hiện đại và khả năng ngoại ngữ giúp sinh viên LCDF-Hanoi có lợi thế khi tiếp cận những cơ hội nghề nghiệp quốc tế.

So sánh khi đi học ở trường

Bây giờ đôi khi đi làm còn nhàn hơn hồi đi học ở LCDF-Hanoi. Đi làm có deadline nhưng có đồng nghiệp san sẻ nên sẽ đỡ hơn nhiều. Còn đi học một mình phải tự gánh vác mọi việc, nhưng cũng bởi thế mà mình có cái nhìn tổng quát hơn. Hiện tại, ở công ty, mình cũng là người sắp xếp công việc cho team.

Việc chạy deadline hồi sinh viên sẽ rèn luyện cho chúng ta một tinh thần thép vượt qua thử thách trong công việc. Mỗi khi gặp áp lực mình hay nghĩ lại những ngày thức trắng đêm không ngủ chạy deadline, những hôm phát khóc khi làm đồ án tốt nghiệp để rồi thấy khó khăn hiện tại đều có thể vượt qua.

nha thiet ke do hoa LCDF Hanoi Pham Ha An (2).JPG

Hầu hết các sinh viên đều cho rằng nếu vượt qua được thời kỳ tôi luyện tại LCDF-Hanoi, họ sẽ dễ dàng thích nghi với những khó khăn khi đi làm thực tế.

Lời khuyên

Mình nghĩ, muốn có một công việc tốt, bạn hãy chuẩn một nền tảng kiến thức thật vững chắc để bản thân có sự tự tin. Thiết kế đồ hoạ là một ngành rộng lớn nên đừng ngại thử những ngành nghề mới. Hãy mang theo một tinh thần học hỏi để luôn luôn mở rộng tầm nhìn. Tinh thần học hỏi không chỉ đem lại kiến thức mà đôi khi cả sự yêu quý của mọi người đối với bạn.

LCDF Hà Nội