Học thiết kế thời trang ra làm nghề gì?
Nghề nghiệp trong ngành thời trang nhiều hơn những gì bạn nghĩ đấy! Hãy tham khảo những cơ hội nghề nghiệp hiện tại và trong tương lai nếu bạn theo học thiết kế thời trang dưới đây.
1 - NHÓM SÁNG TẠO, THIẾT KẾ
- Nhà thiết kế thời trang: Nhà thiết kế trang phục, hay phụ kiện, thiết kế giày, túi xách, trang sức…
Nhà thiết kế thời trang Vũ Tá Linh từng là Giám đốc sáng tạo tại Harper’s Bazaar Việt Nam.
- Nhà minh họa thời trang: tái hiện lại các tác phẩm thời trang bằng tranh vẽ.
Tác phẩm vẽ minh hoạ Thời trang của sinh viên Đàm Tiến Cường
- Dự báo xu hướng thời trang: nghiên cứu phân tích ảnh hưởng của văn hóa, xã hội, kỹ thuật… tới lựa chọn thời trang của người tiêu dùng trong tương lai.
- Nhà thiết kế chất liệu: sáng tạo các chất liệu mới dựa trên nhiều phương pháp thủ công, công nghệ…
Nhà thiết kế chất liệu sẽ dùng các tác động vật lý, hóa học, cách xử lý khác nhau để tạo ra vô vàn chất liệu, bề mặt vải độc đáo.
- Nhà thiết kế họa tiết: tạo ra các hoạt tiết độc lạ, theo xu hướng, phù hợp với chất liệu vải.
- Giám đốc sáng tạo: dẫn dắt kích thích tư duy sáng tạo cho cả ekip thời trang.
2- NHÓM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
- Nhà thiết kế rập: người tạo ra “bản vẽ kỹ thuật”, các mảnh ghép trên giấy để khi ốp lên vải, cắt ghép lại sẽ tạo được trang phục như hình vẽ. Đây là công đoạn quan trọng thứ hai chỉ sau phần ý tưởng thiết kế.
Sinh viên Thiết kế thời trang đang làm mẫu rập trong studio nhà trường
- Phát triển sản phẩm thời trang: phát giữa phòng may và phòng thiết kế, hiểu nguyên vật liệu, xử lí đường may
- Thợ cắt
- Thợ may, hoàn thiện sản phẩm
Tốt nghiệp LCDF- Hanoi, Nhà thiết kế Nguyễn Diệp Yến không chỉ thành công với phát triển thương hiệu thời trang Lobbster mà còn xây dựng và quản lí xưởng phát triển sản xuất của thương hiệu này.
- Kiểm soát chất lượng KCS: kiểm soát chất lượng vải, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm hoàn thiện…
3- NHÓM BÁN HÀNG/ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
- Quản lý bán hàng thời trang: chịu trách nhiệm kinh doanh, phát triển doanh số
- Nhà mua thời trang: quyết định số lượng, mẫu mã, nguồn nhập hàng, mức giá nhập…
- Cố vấn bán hàng: tư vấn người mua về các sản phẩm thời trang các thương hiệu lớn có stylist hướng dẫn khách tìm sản phẩm phù hợp
- Merchandiser: đi nghiên cứu thị trường, hợp tác với phòng thiết kế để nghiên cứu và phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách hàng
- Phân phối thời trang: quản lý nhiều thương hiệu, dòng sản phẩm và đưa nó đến các kênh bán lẻ.
Thương hiệu Vrosa của Nhà thiết kế Vũ Tường Vi – cựu sinh viên LCDF - Hanoi.
Các sinh viên Thiết kế thời trang được trang bị kỹ năng từ A-Z trong ngành nên có thể tự tin trong cả thiết kễ lẫn vận hành sản xuất, kinh doanh.
4- NHÓM TRUYỀN THÔNG, MARKETING VÀ QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU
- Trưng bày thời trang: phụ trách bài trí trong cửa hàng, mặt tiền nhằm kích thích tối đa nhu cầu mua sắm.
- Nhân viên truyền thông: tạo quan hệ với truyền thông, báo chí, phát triển tên tuổi thương hiệu)
- Nhân viên marketing, branding: sáng tạo các hoạt động nhằm tiếp cận tới khách hàng, tăng doanh số, tạo dấu ấn thương hiệu.
- Copywriter: viết slogan, lời dẫn, quảng cáo
- Tổ chức sự kiện thời trang: show diễn, show truyền hình, cuộc thi…
- Nhiếp ảnh thời trang: nghề của rất nhiều tay ngang nhưng nếu bạn có kiến thức thời trang, đó sẽ là thế mạnh lớn.
- Blogger, KOLs: dùng kiến thức về thời trang, sức ảnh hưởng để truyền tải thông tin, đòi hỏi liên tục sáng tạo nội dung.
- Stylist: tạo dựng phong cách cho các bộ hình thời trang lookbook, tạp chí, MV, phim ảnh, tư vấn thời trang cá nhân.
- Phóng viên thời trang
- Nhà thiết kế đồ họa thời trang: thiết kế quảng cáo, nhận diện thương hiệu, website, đồ họa động, 3D về thời trang.
Mei Mei (giữa) được biết đến khi liên tục thiết kế và stylist cho MV của các ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, Bảo Anh, Bích Phương…
Sản phẩm Tạo phong cách thời trang của Stylist Mai Diệu Vi
5 - NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
- Nhà phát triển công nghệ thời trang (fashion technologist): nghiên cứu các ứng dụng của công nghệ vào thời trang. Ví dụ: như công nghệ làm ra quần tất siêu bền, loại vải có thể lớn theo cơ thể người mặc, trình diễn thời trang online v.v…
- Chuyên gia thời trang bền vững (Fashion campaigner – ethical fashion): nghiên cứu đưa ra các giải pháp bền vững cho thương hiệu thời trang, những đơn vị sản xuất vải, công ty nhuộm…
LCDF - Hanoi là đơn vị đào tạo ra những chuyên gia thiết kế thời trang bền vững hàng đầu Việt Nam như Nhà thiết kế Vũ Thảo Km109, Quán quân cuộc thi Thiết kế thời trang bền vững quốc tế Redress Design Award 2020 Lê Ngọc Hà Thu (váy đen), Quán quân cuộc thi Thiết kế thời trang châu Á Star Creation Vũ Tá Linh v.v...
Các bạn đã thấy tự tin hơn để theo ngành thời trang chưa. Giờ thì nếu ai đó nói “học thời trang chỉ làm nhà thiết kế”, hãy gửi link bài này cho họ nhé!
Ngoài ra còn vài cách rất thực tế để tự bạn liệt kê được những công việc trong ngành thời trang. Cách thứ nhất, hãy quan sát xem các hãng thời trang, công ty thời trang, các xưởng sản xuất thời trang v.v... có những vị trí công việc nào. Cách thứ hai là thử lướt qua vài trang tuyển dụng, ngành Thời trang, ít ra bạn cũng sẽ có thêm rất nhiều thông tin đấy!