News from LCDF

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa

24966 header image

https://www.youtube.com/watch?v=lSLDukS9ft0

Thiết kế chỉ cần biết dùng công cụ, phần mềm là đủ?

Nhiều người nghĩ rằng để làm được thiết kế đồ họa, cứ thành thạo các phần mềm ứng dụng như Photoshop hay Ilustrator là đủ. Nhưng “Cốt lõi của thiết kế đồ họa không phải là kỹ năng sử dụng các phần mềm máy tính, mà cần tập trung vào phương pháp phát triển, thể hiện ý tưởng và đưa ra giải pháp cuối cùng cho ý tưởng đó” - Ông Stephen Burdett, nguyên Trưởng khoa Thiết kế đồ họa – Học viện Thiết kế và Thời trang London (Hà Nội) với hơn 40 năm kinh nghiệm thiết kế và quản lý chương trình đào tạo tại Đại học Northumbria (Anh quốc) chia sẻ.

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.9971080608553388

Điều quan trọng nhất là Nhà thiết kế cần có ý tưởng và có thể ứng dụng những ý tưởng của mình vào thực tế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Điều này có nghĩa nhà thiết kế cần phải có cả kiến thức xã hội, nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng mới và am hiểu tâm lý khách hàng.

Dân thiết kế chắc phải nghệ sĩ, lãng tử lắm!

Nhiều người cho rằng, dân thiết kế thì không thể như “dân thường” được! Họ chắc phải là những người có gu ăn mặc “khác thường”, tóc dài lãng tử hoặc đeo khuyên, có hình xăm, nhuộm tóc ... nói chung là đầy chất nghệ, lãng tử, cool ngầu lắm? Tuy nhiên, trước khi kết luận, hãy cùng điểm qua một số nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng thế giới để xem họ thực sự là ai nhé!

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.4418934757377264

Paul Rand – Nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng người Mỹ

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.14197190297912732

Thiết kế nổi tiếng của Paul Rand

Những đóng góp to lớn nhất của ông cho lĩnh vực đồ hoạ là sản phẩm cho các tập đoàn. Một vài logo trong số này chắc chắn bạn sẽ nhận ra.

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.2608460984916705

Chip Kidd là nhà văn và thiết kế bìa sách nổi tiếng đã thực hiện hàng ngàn bìa sách, khiến ông trở thành một nhà thiết kế đồ hoạ hạng nhất.

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.4821846515751873

Những thiết kế bìa sách làm nên tên tuổi của Chip Kidd

Có vẻ như nhìn họ không khác một doanh nhân hay người bình thường nhỉ? Không ít bạn phải đeo kính như mọt sách vì phải làm việc nhiều với máy tính, thậm chí “làm bạn với café” để tỉnh táo chạy deadline nữa đấy! Có thể thấy những hình ảnh hào nhoáng các bạn thường thấy chưa chắc đã là dân thiết kế thực thụ và cũng không đại diện cho cộng đồng sáng tạo nghệ thuật. Nói một cách chính xác, họ “chất” ở bên trong.

Dân đồ họa chắc phải có hứng mới làm việc được

Nếu bạn đi làm, bạn sẽ phải thiết kế dự án cho khách hàng và dĩ nhiên các dự án luôn đi kèm với thời hạn “trả bài”. Nếu chỉ làm việc theo cảm hứng, liệu bạn có chạy kịp deadline và kịp chỉn chu dự án của mình không? Sự thực là ý tưởng sẽ đến một cách tự nhiên, nhưng chỉ với ai biết động não, tổng hợp dữ liệu. Chính sự kết nối giữa những thứ chúng ta nghiên cứu trước đó với những thứ chúng ta vô tình gặp hay nhớ ra tạo thành kết quả mà bạn kỳ vọng cuối cùng.

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.41183375616643814

Trên thực tế, những người sáng tạo chuyên nghiệp luôn làm việc theo một lịch trình cực kỳ kỉ luật. Trong bài phỏng vấn trên tạp chí Paris Review, Murakami đã từng tâm sự “Khi tôi bắt tay vào một cuốn tiểu thuyết mới, tôi thức dậy lúc 4h sáng và làm việc liên tục từ 5 đến 6 tiếng. Đến trưa tôi chạy 10km hoặc bơi 1500m, sau đó tôi thư giãn một chút bằng cách đọc sách và nghe nhạc. Tôi lên giường lúc 9h tối. Tôi giữ lịch trình đó hằng ngày”. Sự thật là mỗi người đều có thời gian làm việc hiệu quả nhất trong ngày. Cũng giống như Murakami, hãy tận dụng thời gian đó làm thời điểm “cảm hứng” để đẩy mạnh khả năng sáng tạo của bạn nhé!

Thiết kế đồ họa là muốn sáng tạo bao nhiêu tùy thích

4 lầm tưởng về nghề Thiết kế đồ họa0.7713709920286158

Thiết kế nhận diện thương hiệu của Nguyễn Minh Hoàng, sinh viên đồ họa LCDF-Hanoi

Bạn sẽ được “sáng tạo bao nhiêu tùy thích” nếu khách hàng của bạn là chính bạn. Thiết kế là tạo ra sản phẩm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng và phục vụ những mục đích cụ thể như hiệu quả ra sao, có bền vững, thân thiện với môi trường, có đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp đối tượng khách hàng, mục tiêu, sản phẩm… Như vậy thì sáng tạo cũng cần có tính khả thi và nằm trong một khuôn khổ nhất định đúng không nào? Hơn thế không ít bạn mới vào nghề đã gặp phải những “khách hàng củ chuối” yêu cầu chỉnh sửa thêm, sửa nữa, sửa mãi rồi cuối cùng quyết định dùng mẫu đầu tiên!