NHỮNG NGUYÊN TẮC VÀNG ĐỂ CÓ PORTFOLIO - HỒ SƠ NGHỆ THUẬT CHUYÊN NGHIỆP
- hang
- June 8, 2018
Portfolio đối với sinh viên ngành Nghệ thuật và Thiết kế vô cùng quan trọng. Nó giống như một tập hồ sơ cá nhân di chuyển khắp nơi và có khả năng “triển lãm” thành tích và sự phát triển của bạn qua sản phẩm sáng tạo. Sở hữu một Portfolio chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có cơ hội xin học bổng cao hoặc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Dưới đây là những “nguyên tắc vàng” giúp bạn kể lại câu chuyện của chính mình một cách thông minh, hiệu quả và “là chính bạn” qua Porfolio.
Một góc portfolio của sinh viên đồ họa tại LCDF-Hanoi.
Xác định rõ nguyện vọng và tìm hiểu yêu cầu của ngôi trường bạn muốn học
Việc này cần được ưu tiên hàng đầu bởi lẽ nhiều bạn trẻ yêu thích thiết kế nhưng chưa biết chắc chắn sẽ lựa chọn chuyên ngành nào, học ở đâu. Mỗi ngành thiết kế sáng tạo có một cách làm Hồ sơ nghệ thuật khác nhau và mỗi trường đại học lại có những yêu cầu khác nhau cho hồ sơ đầu vào. Ví dụ, một số trường đánh giá cao những portfolio đưa vào sản phẩm hoàn chỉnh, trong khi đó, những trường khác lại quan tâm tới quá trình hình thành và phát triển ý tưởng của sinh viên thay vì kết quả cuối cùng.
Nếu bạn chưa xác định được chuyên ngành và trường đại học phù hợp cho mình thì nên dành thời gian tìm hiểu kỹ, tham khảo lời khuyên từ các giảng viên, chuyên gia và tìm cơ hội trải nghiệm tất cả lĩnh vực thiết kế. Từ đó bạn sẽ tự tin lựa chọn chuyên ngành cụ thể cho chương trình Đại học.
Chất lượng quan trọng hơn số lượng
Trong một cuốn hồ sơ nghệ thuật bạn nên đầu tư từ 20-30 sản phẩm bạn đã làm và tùy thuộc vào mức độ bạn muốn đăng kí nhập học vào các trường, năm thứ 1 hay thứ 2 hay năm cuối bậc đại học. Nếu bạn đăng ký học Dự bị hay Năm thứ 1 thì yêu cầu của các Trường sẽ đơn giản hơn; nhà trường chỉ cần xem ý tưởng của bạn như nào, khả năng sáng tạo, phát triển ra sao. Bình thường khi làm một hồ sơ nghệ thuật, bạn luôn cố gắng đưa vào những cái đẹp nhất, tốt nhất đang có nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Bạn nên để những tác phẩm có thời hạn gần nhất là 2 năm để thể hiện sự tiến bộ của mình.
Và nhớ là “Đừng bao giờ bỏ tất cả mọi thứ bạn đã từng làm vào portfolio. Hãy sắp xếp sao cho bạn có một mở đầu ấn tượng và một kết thúc hoành tráng.” – Michael C Place – Build.
Một góc portfolio của sinh viên đồ họa tại LCDF-Hanoi.
Cho thấy đam mê của bạn
Hãy cho những người thẩm định thấy mình có thể tìm được cảm hứng sáng tạo từ vạn vật xung quanh như thế nào. Việc thể hiện niềm đam mê thiết kế bằng cách đưa vào bộ hồ sơ những những tác phẩm, những nghệ sĩ có ảnh hưởng đến phong cách cá nhân cũng rất cần thiết.
Một góc portfolio ngành Thời trang tại LCDF-Hanoi.
Cái tôi cá nhân
Đừng đi theo xu hướng hay trào lưu nào nếu nó không thể hiện phong cách của bạn. Luôn nhớ, điều bạn phải quan tâm nhất ở hình thức của Portfolio là làm cách nào để sản phẩm của bạn nổi bật và hội đồng thẩm định nhận thấy “chất riêng” của bạn.
Một góc portfolio của sinh viên đồ họa tại LCDF-Hanoi.
Khi được một sinh viên đặt câu hỏi liệu có nên đối chiếu porfolio của mình với các bộ hồ sơ chuẩn trên mạng hay không Giáo sư Douglas Maclennan – Nguyên Giám đốc phát triển hợp tác quốc tế - Đại học Northumbria (Anh Quốc) và Cố vấn đào tạo của Học viện Thiết kế và Thời trang London - Hà Nội chia sẻ rằng thường những thứ thuộc về tiêu chuẩn đều sẽ bị đóng khung một cách cứng nhắc, nó sẽ hạn chế sức sáng tạo của bạn, điều quan trọng nhất vẫn là “cái tôi" được gửi gắm trong porfolio.
Giáo sư Douglas Maclennan
Tin vui là đã có khóa học Hồ sơ nghệ thuật dành riêng cho những bạn muốn du học ngành thiết kế nhưng chưa có trong tay một portfolio chuyên nghiệp. Đây là đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam giảng dạy các kiến thức và kỹ năng tạo lập Hồ sơ nghệ thuật ngành Thiết kế. Chương trình này sẽ giúp bạn trải nghiệm 5 lĩnh vực thiết kế, lựa chọn được trường Đại học và chuyên ngành thiết kế phù hợp, tạo lập Hồ sơ nghệ thuật dưới sự giảng dạy và hướng dẫn trực tiếp của các chuyên gia hàng đầu Anh quốc.
Tìm hiểu thêm tại: http://www.designstudies.vn/ho-so-nghe-thuat-nganh-thiet-ke/